Friday
29
March
2024
(View: 40581)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41003)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41325)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Sự Sờ Chạm Của Thượng Đế

Monday, September 20, 201012:00 AM(View: 6992)

MỘT TRÁI TIM THƯƠNG CẢM

Việc gì xảy ra, nếu một người nào đó phải thu một phim tài liệu về bàn tay Bạn? Việc gì xảy ra, nếu một nhà sản xuất phải thuật câu chuyện về bàn tay Bạn? Chúng ta sẽ thấy gì? Hết thảy chúng ta đều sớm học được rằng bàn tay tiện dụng cho nhiều điều khác hơn là dùng cho sự sống thoát – đó là một phương tiện biểu lộ tình cảm. Cùng một bàn tay, có thể trợ giúp hay tổn thương, vươn ra hay siết lại, nâng một người lên hay ném một người xuống. Nếu Bạn phải trình chiếu phim tài liệu nầy cho bạn bè xem, Bạn sẽ tự hào về những giây phút: bàn tay Bạn đưa ra một món quà, đặt một chiếc nhẫn vào ngón tay người khác, chăm sóc một vết thương, sửa soạn một bữa ăn, hay chấp lại để cầu nguyện. Rồi còn những quang cảnh khác: Hình ảnh những ngón tay cáo tội, những nắm tay hà lạm. Những bàn tay thường lấy vào nhiều hơn cho ra, đòi hỏi thay vì dâng hiến, tổn thương hơn là yêu thương. Ôi, năng lực bàn tay chúng ta. Không khéo điều động, bàn tay trở thành những vũ khí: cấu xé cho quyền lực, bóp nghẹt để sống còn, mơn trớn để thỏa mãn. Song khéo điều động, bàn tay chúng ta trở thành những dụng cụ ân điển – không phải chỉ là dụng cụ trong tay Thượng Đế, mà chính bàn tay Thượng Đế. Hãy cung hiến chúng, thì bộ phận năm ngón nầy sẽ trở thành bàn tay thiên thượng.

Đó là điều mà Chúa Jesus đã làm. Đấng Cứu độ chúng ta đã cung hiến trọn vẹn bàn tay Ngài cho Thượng Đế. Hình ảnh tài liệu về bàn tay Ngài không có những cảnh bám lấy tham vọng hay ngón tay chỉ trích. Dù vậy, nhiều hình ảnh khác liên tiếp hiện ra, những con người chờ đợi bàn tay cảm thương của Ngài sờ chạm: các phụ mẫu bồng con trẻ, kẻ nghèo mang những lo sợ, tội nhân gánh vác âu sầu. Người nào đến thì được sờ chạm. Và người nào được sờ chạm thì biến đổi. Nhưng không ai được sờ chạm hay biến đổi hơn một người phung vô danh trong sách Phúc âm Matthew 8:

Khi Chúa Jesus đi xuống khỏi đồi, những đám đông lớn theo Ngài. Sau đó, một người mang chứng bịnh ngoài da đến cùng Chúa Jesus. Người sấp mình xuống trước Ngài, rồi nói: “Thưa Chúa, Ngài có thể chữa lành cho tôi, nếu Ngài muốn.” Chúa Jesus giơ tay ra, sờ vào người, rồi phán: “Ta muốn, hãy được lành!” Tức thì, người ấy được lành bịnh. Xong, Ngài phán với người: “Chớ thuật chuyện nầy với bất cứ ai. Song hãy đi và trình diện chính ngươi cùng thầy tế và dâng một của lễ như Moses đã truyền cho những người được lành bệnh. Điều nầy sẽ cho dân chúng thấy việc Ta đã làm.” (Mat. 8:1-4)

Các Thánh đồ Mark và Luke cũng thuật câu chuyện nầy. Nhưng, xin được tạ lỗi cùng ba Nhà Ký thuật, tôi phải nói rằng không người nào thuật lại đầy đủ. Ôi, chúng ta biết chứng bệnh của người nầy và quyết định của anh ta, song phần còn lại như thế nào? Chúng ta bị bỏ lửng với nhiều dấu hỏi. Những người viết không cho biết tên, không tiểu sử, không mô tả nào khác.

SỰ RUỒNG BỎ TỘT CÙNG.

Đôi khi tính hiếu kỳ của tôi vọt lên tuyệt đỉnh, và tôi lạ lùng kêu lên. Vậy tôi sắp làm gì đây – lạ lùng kêu lên về con người nhận được sự sờ chạm cảm thương từ Chúa Jesus. Người xuất hiện một lần, một lời thỉnh cầu, và nhận một sờ chạm. Nhưng một lần sờ chạm đó thay đổi vĩnh viễn cuộc đời người. Và tôi lạ lùng nếu câu chuyện của người diễn ra như sau:

Đã năm năm không ai sờ đến tôi. Không ai. Không một người nào. Vợ tôi, không. Con tôi, không. Bạn bè cũng không. Không ai sờ đến tôi. Họ thấy tôi. Nói chuyện với tôi. Tôi cảm biết tình thương trong tiếng nói của họ. Tôi thấy sự quan tâm trong đôi mắt họ. Nhưng tôi không thấy họ sờ chạm. Không một sờ chạm nào. Một lần cũng không. Không ai sờ đến tôi.

Tôi ao ước, những gì Bạn thường làm? Những bắt tay. Những vòng tay ấm áp. Một vỗ vai cho tôi chú ý. Một nụ hôn trên môi để chiếm một trái tim. Những giây phút đó đã rời khỏi thế giới tôi. Không ai sờ đến tôi. Không ai chạm vào tôi. Cái mà tôi có thể sẵn sàng để được đụng tới, để nhận được trong đám đông, là vai tôi được cọ vai người khác. Nhưng đã năm năm, điều đó không hề xảy ra. Sao vậy? Tôi không được phép đi trên đường phố. Thậm chí các đạo sĩ cũng tránh xa tôi. Tôi không được phép vào nhà hội của tôi. Cũng không được tiếp đón trong chính nhà tôi. Tôi là người không thể sờ chạm. Tôi là một người phung. Và không ai sờ đến tôi. Cho tới ngày nay.

Tôi lạ lùng về người nầy, bởi trong thời Tân Ước, cùi phung là một bệnh ghê tởm nhất. Bệnh trạng biến thân người thành một khối lở loét và ung thối. Những ngón tay cong vẹo, gồ ghề. Những u mụt trên da bạc màu, hôi hám. Trong Kinh Thánh, người phung là tượng trưng cho sự ruồng bỏ tột cùng: nhiễm độc bởi một tình trạng mà người không tìm, bị từ chối bơi những người từng biết, bị xa lánh bởi những kẻ không hề quen, bị kết án vào một tương lai mà người không chịu nổi. Và, ký ức của mỗi người bị ruồng bỏ, là ngày người bưộc phải đối diện với sự thật: đời sống sẽ không còn như thế. Một năm kia, suốt mùa gặt, tay cầm lưởi hái của tôi dường như yếu đi. Các đầu ngón tay tôi tê cứng. Ban đầu một ngón, rồi một ngón khác. Trong một thời gian ngắn, tôi có thể nắm lấy dụng cụ, song ít khi cảm giác. Đến cuối mùa gặt, tôi không còn cảm giác nữa. Bàn tay nắm cán lưởi hái, như thuộc về kẻ khác – cảm giác không còn nữa. Tôi không nói gì với vợ tôi, song tôi biết nàng nghi một điều gì. Sao nàng không the biết được? Tôi ôm tay vào người tôi như một con chim bị hương. Một buổi chiều, tôi nhúng tay vào chậu nước rửa mặt. Nước trở màu đỏ. Ngón tay tôi chảy máu, máu chảy không ngừng. Tôi vẫn chưa biết rằng tôi bị thương. Làm sao tôi tự cắt mình? Bằng một lưởi dao? Phải chăng tay tôi đã lướt trên một cạnh sắt bén? Cỏ lẻ vậy, nhưng tôi không cảm thấy gì cả.

“Máu cũng dính trên quần áo anh,” tiếng nói dịu dàng của vợ tôi. Nàng đứng sau lưng tôi. Trước khi nhìn nàng, tôi nhìn xuống những chấm đỏ thẩm trên áo tôi. Trong một thời gian dài nhất, tôi đứng bên cạnh chậu, đăm nhìn tay tôi. Dù sao, tôi biết đời tôi tàn tạ vĩnh viễn. Vợ tôi hỏi: “Em sẽ đi với anh để trình cùng thầy tế?” Tôi thở dài: “Không, Anh sẽ đi một mình.” Tôi quay lại, nhìn vào mắt đẫm ướt của nàng. Đứa con gái ba tuổi của chúng tôi đứng cạnh mẹ nó. Tôi ngồi bẹp xuống, ngắm nhìn mặt nó, vuốt ve trên má nó, không nói lời nào. Tôi có thể nói gì? Tôi đứng lên, rồi lại nhìn vợ tôi. Nàng sờ vai tôi, và với bàn tay còn lành mạnh, tôi sờ tay nàng. Đó là lần sờ chạm cuối cùng của chúng tôi. Năm năm qua, từ đó đến nay, không người nào sờ đến tôi. Thầy tế không sờ tôi, Ông nhìn tay tôi, bấy giờ quấn trong một miếng giẻ. Ông nhìn mặt tôi, bấy giờ tăm tối trong u buồn. Tôi không bao giờ oán trách điều Ông nói. Ông chỉ làm điều Ông được dạy. Ông che miệng lại và giơ tay ra, lòng bàn tay hướng về trước. Ông nói với tôi:“Ngươi bị ô uế.” Chỉ một lời tuyên bố, tôi mất cả gia đình, trang trại, tương lai, và bạn bè tôi.

Vợ tôi chờ tôi tại cổng thị trấn với một túi quần áo, bánh và những đồng tiền. Nàng không nói gì. Bấy giờ bạn bè đã tụ lại. Điều tôi thấy trong mắt họ có thể tiên đoán là điều mà tôi thấy được trong mọi cặp mắt: sự thương hại trong ghê sợ! Khi tôi bước ra, họ lùi lại. Nổi kinh hoàng của họ vì chứng bệnh của tôi, lớn hơn sự quan tâm của họ cho trái tim tôi – vậy nên từ đó, họ cũng như mọi người khác mà tôi gặp, đều lùi bước.

Xua đuổi một người phung, trông như khắc nghiệt, không cần thíêt. Dù vậy, Đông phương thời cổ không là nền văn hóa duy nhất cô lập những người tổn thương. Chúng ta không thể thiết lập những biệt khu hay che miệng chúng ta trước mặt họ, song chắc hẳn chúng ta đã xây những bức tường và bịt mắt chúng ta lại. Và con người không cần phải cùi phung mới cảm thấy bị xua đuổi!

Người ly dị cảm biết điều nầy. Người tật nguyền cũng thế. Người thất nghiệp có cảm nghĩ đó, cùng những kẻ thất học. Một số xa lánh những người làm mẹ không hôn nhân. Chúng ta cách biệt những kẻ thất vọng và tránh khỏi những người bịnh nan y. Chúng ta có khu lân cận cho những người định cư, trại dưỡng lão cho những người già, trường học cho những người thiếu hiểu biết, các trung tâm cho những kẻ nghiện ngập, và nhà tù cho những tội nhân.

Phần sót lại là những người cố tránh xa tất cả. Chỉ có Thượng Đế mới biết bao nhiêu người tự nguyện lưu vong – những cá nhân sống những cuộc đời thầm lặng, cô đơn, nhiểm độc vì lo sợ bị chối từ và bởi những ký ức mà họ cố thử lần sau cùng. Họ phải chọn, thà không được sờ chạm, hơn là thêm tổn thương.

Ôi, làm sao tôi tránh được những kẻ nhìn thấy tôi. Năm năm bệnh phung đã khiến tay tôi co quắp. Các đầu ngón tay tôi cụt mất, cùng những phần trên vành tai và lổ mủi tôi. Khi thấy tôi, những người cha túm lấy con mình. Các bà mẹ che mặt lại. Những đứa bé chỉ trỏ và trố mắt nhìn.

Những miếng giẻ trên thân tôi không thể che những đau đớn. Tấm băng trên mặt tôi cũng không che được cơn điên loạn trong mắt tôi. Tôi không còn muốn che đậy chúng. Đã bao nhiêu đêm, tôi vung vẩy nắm tay tàn tật của tôi lên vùng trời im lặng? “Tôi đã làm gì mà đáng chịu cảnh nầy?” Nhưng, chưa bao giờ được giải đáp.

Một số nghĩ rằng tôi phạm tội. Một số nghĩ rằng cha mẹ tôi phạm tội. Tôi không biết. Hết thảy những điều tôi biết là tôi càng mõi mệt vì tất cả: ngủ trong biệt khu, ngửi mùi hôi thúi, Tôi càng mõi mệt vì cái chuông nhục nhã mà tôi phải đeo quanh cổ để cảnh giác người khác về sự hiện diện của tôi. Như thể tôi cần nó vậy. Một thoáng nhìn, liền có những lời rao báo vang lên: “Ô uế! Ô uế! Ô Uế!”

Đã mấy tuần qua, tôi liều đi trên đường về làng tôi. Tôi không có ý vào làng. Có trời biết rằng tôi chỉ muốn nhìn lại những cánh đồng của tôi. Ngắm xem ngôi nhà tôi. Và may ra, thấy được mặt vợ tôi. Tôi không thấy nàng. Nhưng tôi thấy một số trẻ con rộn rịp trong đồng cỏ. Tôi nấp sau một thân cây và xem chúng chạy nhảy, nô đùa. Mặt chúng thật vui tươi và tiếng cười của chúng dễ lây đến độ trong chốc lát, chỉ trong chốc lát, tôi không còn là một người phung. Tôi là một nông dân. Tôi là một người cha. Tôi là một con người.

Tan chảy trong niềm vui của chúng, tôi bước ra từ phía sau thân cây, tôi đứng thẳng lên, thở một hơi dài... và chúng thấy tôi. Trước khi tôi có thể lẩn tránh, chúng đã thấy tôi. Chúng kêu thét lên. Rồi chúng tản lạc. Tuy nhiên, có một đứa chần chờ, phía sau những đứa kia. Nó dừng lại và nhìn về hướng tôi. Tôi không biết. Tôi không thể nói chắc, song tôi nghĩ, tôi thật sự nghĩ rằng, cô bé ấy là con gái tôi. Và tôi không biết, tôi thật sự không thể nói chắc. Nhưng tôi nghĩ rằng cô bé ấy đang tìm cha nó.

Cái nhìn đó là điều khiến tôi bước tới những bước hôm nay. Tất nhiên, điều đó thật liều lĩnh. Tất nhiên điều đó thật mạo hiểm. Nhưng, tôi phải mất mát gì? Ngài tự xưng là Con Thượng Đế. Hoặc Ngài sẽ nghe lời than phiền của tôi và giết tôi, hay chấp nhận lời yêu cầu của tôi và chữa lành cho tôi. Ấy là những ý nghĩ riêng tôi. Tôi đến với Ngài như một người thách thức. Được thúc giục không bởi đức tin, song bởi căm hờn tuyệt vọng. Thượng Đế đã giáng họa nầy trên thân tôi, thì Ngài sẽ hoặc sửa chữa nó hay chấm dứt nó.

Nhưng sau đó tôi thấy Ngài, và khi tôi thấy Ngài, tôi được thay đổi. Bạn phải nhớ, tôi là một nông dân, không phải một thi sĩ, vậy tôi không thể tìm đủ lời để diễn tả điều tôi thấy. Hết thảy điều tôi có thể nói là những buỗi sáng trên đất Judea đôi khi thật mát mẻ, và khi ánh dương lên thật huy hoàng đến độ nhìn đến chúng thì quên hết sự nóng nảy của ngày hôm qua và sự tổn thương trong thời quá khứ. Khi tôi nhìn mặt Ngài, tôi thấy một buỗi sáng Judea.

Trước khi tôi nói, tôi biết Ngài chăm sóc. Dù sao, tôi biết Ngài rất ghét bệnh nầy – không khác nào tôi thù hận nó. Cơn điên loạn của tôi trở thành trông cậy, và cơn giận dữ của tôi trở thành hy vọng. Núp sau một tảng đá, tôi nhìn Ngài đi xuống một ngọn đồi. Hằng dãy người lũ lượt theo sau Ngài. Tôi chờ đến khi Ngài cách tôi mấy bước, rồi tôi bước ra: “Thưa Thầy!”

Ngài dừng lại và nhìn về hướng tôi, cũng như hằng tá người khác. Một luồng kinh hải tràn qua đám đông. Những bàn tay bay lên trước những gương mặt. Trẻ con chạy núp sau lưng cha mẹ. Một người nào đó kêu lên: “Ô uế!” Lại một lần nữa, tôi không buồn trách họ. Tôi là một khối hỗn độn tử thi. Nhưng tôi ít khi nghe chúng. Tôi ít khi nhìn chúng. Tôi từng thấy sự kinh khiếp của chúng cả ngàn lần. Dù vậy, lòng thương cảm của Chúa, tôi chưa hề thấy. Mọi người lùi lại, ngoại trừ Ngài. Ngài bước đến tôi. Đến cùng tôi.

Năm năm qua, vợ tôi đã bước đến tôi. Nàng là người cuối cùng làm thế. Bây giờ Ngài làm điều đó. Tôi không di động. Tôi chỉ nói: “Lạy Chúa, Ngài có thể chữa lành tôi, nếu Ngài muốn.” Phải chăng Ngài chữa lành tôi bằng một lời nói, tôi thật sung sướng. Phải chăng Ngài chữa lành tôi bằng sự cầu nguyện, tôi thật vui mừng. Nhưng Ngài không thỏa lòng đơn sơ nói chuyện với tôi. Ngài đến gần tôi. Ngài sờ người tôi. Năm năm trước, vợ tôi đã sờ đến tôi. Từ lúc đó, không ai chạm người tôi. Cho tới ngày nay.

“Ta muốn.” Những lời của Ngài dịu dàng như sự sờ chạm của Ngài. “Hãy được lành!”

Năng lực tuôn tràn trong người tôi, như nước chảy qua những luống cày trong một thữa ruộng. Trong giây phút, trong chốc lát, tôi cảm thấy hơi ấm nơi đã từng tê cóng. Tôi cảm thấy sức lực nơi đã từng mòn mỏi. Lưng tôi thẳng đứng, và đầu tôi ngẩng lên. Nơi mà trước kia tầm mắt tôi chỉ nhìn ngang thắt lưng họ, nay tôi đứng lên, tầm mắt tôi đối diện Ngài. Gương mặt tươi cười của Ngài.

Hai lòng bàn tay Ngài ôm lấy gò má tôi và kéo tôi lại gần đến độ tôi có thể cảm thấy ấm áp trong hơi thở Ngài, và nhìn thấy đôi mắt Ngài long lanh: “Chớ nói với bất cứ ai về việc nầy. Song hãy đi và trình diện chính ngươi cho thầy tế, rồi dâng một của lễ như Moses đã truyền cho những người được chữa lành. Điều nầy sẽ cho dân chúng thấy việc Ta đã làm.”
Send comment
Your Name
Your email address
heresa Briones là một hiền mẫu dễ thương. Bà cũng có một cú móc tay trái mạnh bạo, Bà đã dùng để đấm một phụ nữ trong một tiệm giặt tự động. Sao Bà phải làm thế? Một số nhóc con trêu chọc Alicia, con gái của Bà. Alicia hói tóc. Đầu gối viêm khớp. Mũi bẹp dí. Xương hông teo xọp. Thính giác nghễnh ngãng. Em có hình dạng của một cụ 70. Nhưng em chỉ mới lên 10. “Mẹ ơi,” Lũ nhóc kêu nhạo, “đến đây xem con quái vật!” Alicia chỉ nặng 22 cân Anh và thấp hơn hầu hết trẻ con lớp vườn trẻ. Em đau khổ vì chứng sớm lão hóa – một bệnh cằn cỗi di thể, chỉ một đứa mắc phải trong số 8 triệu trẻ con. Các nạn nhân lão hóa hy vọng sống được 20 năm. Chỉ có 15 trường hợp về bịnh nầy được biết trên thế giới.
“Phước cho những kẻ nghèo khổ tâm linh, vì Vương quốc Thiên Đàng thuộc về họ.” (Mat. 5:3) Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thương lượng của một người trẻ giàu sang trong Tân Ước. Anh là một người giàu. Mang giày Italia. Y phục thời trang. Tiền bạc anh đầu tư. Thẻ tín dụng của anh loại vàng. Anh sống như anh đi phi cơ – loại hạng nhất. Anh còn trẻ. Anh trút hết mỏi mệt trong phòng thể dục và dễ dàng thả rơi tuổi già qua rổ bóng trên sân chơi. Bụng anh bằng phẳng. Mắt anh sắc bén. Sinh lực là nhãn hiệu của anh, và sự chết thì còn xa vô tận.
Nàng có mọi lý do để cay đắng. Dù tài hoa, Nàng đã bị lãng quên trong nhiều năm. Các giới nhạc kịch nổi tiếng khép lại những danh vị khi nàng thử bước vào. Các nhà phê bình Mỹ quốc quên đi tiếng hát kích động của nàng. Nhiều lần nàng bị từ chối những cơ hội mà nàng dễ dàng thành đạt. Chỉ sau khi trở về từ Âu châu và chiếm được trái tim thính giả Âu châu khó tính, các nhà lãnh tụ dư luận trong nước mới chấp nhận tài năng của nàng.
Nếu trong một ngày, Chúa Jesus phải trở thành con người của Bạn, thì sao? Điều gì xảy ra nếu, trong 24 giờ, Chúa Jesus thức dậy trên giường của Bạn, bước đi trong đôi giày của Bạn, sống trong nhà Bạn, làm việc theo chương lịch của Bạn? Xếp của Bạn trởthành xếp của Ngài, mẹ của Bạn trở thành mẹ của Ngài, những đau đớn của bạn trở thành những đau đớn của Ngài? Ngoại trừ một điều, cuộc đời Bạn không gì thay đổi. Sức khỏe Bạn không thay đổi. Những hoàn cảnh của Bạn không thay đổi. Chương lịch của Bạn không thay đổi. Các vấn đề của Bạn không giải quyết.
Ngồi nơi bàn viết vĩ đại, Tác Giả mở một quyển sách lớn. Quyển sách không một ngôn từ. Sách không ngôn từ vì ngôn từ chưa có. Ngôn từ chưa có vì ngôn từ chưa cần thiết. Chưa có tai để nghe chúng; chưa có mắt để đọc chúng. Chỉ một Tác Giả. Vậy nên Tác Giả cầm một cây bút vĩ đại, khởi sự viết. Như một họa sĩ gom góp màu sắc, một nhà điêu khắc chọn lấy dụng cụ, Tác Giả ráp dựng những ngôn từ . Có ba thứ. Ba ngôn từ đơn độc. Từ ba ngôn từ nầy sẽ tuôn ra hằng triệu tư tưởng.Nhưng,câu chuyện lơ lửng trên ba ngôn từ nầy. Tác Giả cầm bút, rồi xướng lên ngôn từ đầu tiên: "T-H-Ờ-I G-I-A-N." Thời gian chưa có cho tới khi Tác Giả viết nó ra. Ngài, chính Ngài, vô thời gian, song câu chuyện của Ngài đóng khung trong thời gian.
Williams Rathje thích rác rến. Nhà sưu khảo giáo dục Đại học Harvard nầy tin rằng chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ những đống rác của thế gian. Các nhà khảo cổ luôn luôn quan sát rác rến để nghiên cứu một xã hội. Rathje cũng làm vậy; Ông không mất thời gian chờ đợi. Đồ Án Rác Rến, là danh hiệu tổ chức của Ông, du hành khắp lục địa, đào xới những bãi rác và nghiên cứu các thói quen ăn uống của chúng ta, kiểu cách trang phục, cùng mức độ kinh tế. Rathje có thể tìm được ý nghĩa trong rác rến của chúng ta.
Thập Tự Giá. Bạn có thể nhìn quanh bất cứ phương hướng nào mà không thấy một thập giá? Chót vót trên đỉnh một thánh đường. Tạc khắc trong một bia mộ. Chạm trổ vào một chiếc nhẫn, hay lủng lẳng dưới một dây chuyền. Thập giá là một biểu hiệu phổ thông Cứu thế giáo. Một lựa chọn lạ lùng, Bạn có nghĩ thế chăng? Lạ lùng vì một dụng cụ hành hình có thể trở thành tiêu biểu cho một trào lưu hy vọng. Những biểu hiệu của các niềm tin khác thì lạc quan hơn: ngôi sao có sáu góc nhọn của Jerusalem, mặt trăng lưỡi liềm của Islam, một hoa sen nở của Phật giáo.
"Người sẽ không bẻ gẫy một cọng sậy đã bầm giập, và sẽ không ngắt bỏ một ngọn bấc sắp tàn." (Mat. 12:20) Có vật chi mong manh hơn một cọng sậy đã bầm giập? Hãy nhìn một cọng sậy bầm giập bên mé nước. Một thân mảnh mai từng ngất ngưởng trên đám cỏ sông rậm rạp, giờ đây nghiêng ngả, gục đầu. Bạn có phải là một cọng sậy bầm giập? Phải chăng từ lâu Bạn vẫn hiên ngang và kiêu hãnh? Bạn đứng ngay thẳng và vững vàng, nuôi dưỡng bằng những dòng nước mát, và bám rễ trong lòng sông tin tưởng. Rồi một điều nào đó xảy đến. Bạn bị bầm giập...
Hẳn không cần định nghĩa “Đức Tin” cho những người hiện diện trong đêm tháng Sáu oi bức đó. Đối với họ, đức tin gần như sờ chạm được. Họ vươn tới Thượng Đế gần như họ sắp ôm lấy thân thể Ngài. Đức tin trút hết sự phạm tội đã từng áp chế họ. Đức tin thay thế tuyệt vọng thành hy vọng. Đức tin dầm thấm họ trong mục tiêu và chiều hướng mới. Đức tin mở khóa các từng trời. Đức tin như nước mát đẫm ướt linh hồn cằn cỗi.
Rất nhiều bộ sách tài liệu cho thấy có những phương tiện khác nhau trong đó con người đã cố thử tìm cầu sự tiếp trợ từ Thượng Đế. Làm điều nầy, con người đã cho phép trí tưởng tượng của mình tự do sản xuất đủ loại hình tượng và ảnh tượng với ý nghĩa tượng trưng hoặc thay thế Thượng Đế. Hành động nầy được chính thức gọi là sự “tôn thờ thần tượng.” Trước khi Moses qua đời, Ông nói: “...Các ngươi đã thấy những ghê tởm của chúng nó, các thần tượng của chúng nó, bằng gỗ và đá, bạc và vàng, trong vòng chúng nó”