Friday
29
March
2024
(View: 40581)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41003)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41325)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Tìm Vàng Trong Đống Rác

Monday, September 20, 201012:00 AM(View: 7047)

Một Trái Tim Đầy Hy Vọng.

Williams Rathje thích rác rến. Nhà sưu khảo giáo dục Đại học Harvard nầy tin rằng chúng ta có thể học hỏi rất nhiều từ những đống rác của thế gian. Các nhà khảo cổ luôn luôn quan sát rác rến để nghiên cứu một xã hội. Rathje cũng làm vậy; Ông không mất thời gian chờ đợi. Đồ Án Rác Rến, là danh hiệu tổ chức của Ông, du hành khắp lục địa, đào xới những bãi rác và nghiên cứu các thói quen ăn uống của chúng ta, kiểu cách trang phục, cùng mức độ kinh tế. Rathje có thể tìm được ý nghĩa trong rác rến của chúng ta. Tổ chức của Ông nghiên cứu rằng một gia đình trung bình phế thải từ 10 đến 15% thức ăn đặc. Một người Hoa kỳ trung bình mỗi ngày bỏ đi nửa cân (Anh) rác, và bãi phế thải lớn nhất tại Hoa kỳ, gần Thị xã New York, có đủ rác để lấp đầy con Kinh Panama. Theo Ông Rathje, thời gian rác rến mục nát lâu hơn chúng ta tưởng. Ông đã gặp một miếng thịt còn nguyên từ năm 1973 và những tờ nhật báo còn đọc được từ thời Tổng thống Truman. Rathje học được rất nhiều bằng cách nhìn vào sự ô tạp của chúng ta. Đọc về Rathje khiến tôi ngỡ ngàng: một "Học giả Rác rến" phải như thế nào? Khi Ông thuyết trình, phải chăng những điều Ông nói như là một cuộc "đàm thoại rác rến"? Những buổi họp tham mưu của Ông được coi như những buổi "kiểm thảo rác rến"? Những chuyến công tác của Ông được gọi là "việc làm rác rến"? Ban ngày, lúc Ông suy tư về công việc của Ông, vợ Ông bảo Ông phải vứt bỏ rác rến trong tâm trí Ông? Dù rằng tôi thích để công việc dơ dáy cho Rathje, sự quan tâm của Ông đối với rác rến đã tác động tôi. Nếu chúng ta cũng học làm giống như Ông, thì sao? Giả như chúng ta thay đổi phương cách chúng ta nhìn những đống rác ngổn ngang trên con đường chúng ta? Sau cùng, Bạn có chịu nổi hòa mình với đống rác? Lưu thông tắt nghẽn. Máy vi tính kẹt rối. Đình hoãn những chuyến nghỉ ngơi.

Rồi sau đó, có những ngày chiếc Xe tải rác không thể chở tất cả những rác rến mà chúng ta đối diện: các hóa đơn bệnh viện, các chứng từ ly dị, tiền lương bị cắt giảm, những kẻ phản bội. Bạn phải làm gì khi trọn một xe tải buồn phiền trút đổ lên Bạn? Trên vách văn phòng của Rathje có một khung tựa đề mà Ông tìm được trong một tờ báo: “Vàng Trong Rác Rến.” Vị “Học giả rác rến” nầy tìm được kho tàng trong rác. Chúa Jesus cũng làm như vậy. Điều mà mọi người khác gọi là bất hạnh, thì Ông thấy thuận lợi. Và bởi Ông thấy điều mà những người khác không thấy, Ông tìm được điều mà những người khác hụt mất. Từ đầu mục vụ của Ngài, nói về thị giác chúng ta, Chúa Jesus đã phán điều nầy: “Mắt các ngươi như những cửa sổ trong thân thể các ngươi. Nếu các ngươi mở mắt rộng lớn trong sự kỳ diệu và tin tưởng, thì thân thể các ngươi tràn ngập ánh sáng. Nếu các ngươi sống bằng cặp mắt nhắm lại trong tham lam và bất tín thì thân thể các ngươi là một căn hầm u tối” (Mat. 6:22,23 MSG).

Nói cách khác, chúng ta nhìn cuộc đời thế nào, thì chúng ta sống cuộc đời như thế đó. Nhưng Chúa Jesus thể hiện nhiều hơn là chỉ nói nguyên lý nầy, Ngài làm gương mẫu cho điều đó.

ĐÊM ĐEN NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Trong đêm trước khi Ngài thọ hình, một bãi rác đau khổ thật sự tuôn đổ trên Chúa Jesus. Một quãng nào đó giữa nơi cầu nguyện tại Gethsemane và phiên tòa ngạo mạn, là chỗ phải gọi là quang cảnh đen tối nhất trong thảm kịch lịch sử loài người.

Dù trọn màn kịch không hơn năm phút, biến cố có đủ xấu xa chất đầy một ngàn Xe tải rác. Ngoại trừ Đấng Christ, không một người nào làm điều lành. Lục soát hiện trường, để tìm chút can đảm hay một vết phẩm tính, Bạn không thể gặp. Cái mà Bạn sẽ gặp là một đống phân dối trá và phản bội. Tuy nhiên, trong mọi thứ đó, Chúa Jesus thấy lý do để hy vọng. Và trong cái nhìn của Ngài, chúng ta tìm được một tấm gương để noi theo. “Hãy chỗi dậy, chúng ta phải đi. Kìa, con người trở nghịch cùng Ta đã đến.” Đang khi Chúa Jesus còn phán, Judas, một trong mười hai sứ đồ, đi lên. Cùng với hắn có nhiều người mang gươm và gậy là những kẻ đã được các thầy tế cả cùng những người lãnh đạo cao niên Do thái giáo sai đi. Judas đã lập mưu cho họ một dấu hiệu, nói rằng: “Người tôi hôn là Jesus. Hãy bắt hắn.” Tức thì Judas tiến đến Chúa Jesus và nói: “Kính chào Thầy!”rồi hôn Ngài. Chúa Jesus đáp: “Bạn ơi, cứ thực hiện điều Bạn định làm.” Sau đó, người ta tóm lấy Chúa Jesus và bắt Ngài. Khi việc nầy xảy ra, một trong các môn đồ của Chúa Jesus tra tay vào gươm của Ông và rút gươm ra. Ông đánh người hầu của vị thượng tế và cắt lìa vành tai hắn. Chúa Jesus phán với người môn đồ: “Hãy tra gươm ngươi trở vào chỗ của nó. Hết thảy những kẻ dùng gươm sẽ bị giết bằng gươm. Hẳn ngươi biết rằng Ta có thể cầu xin Thiên Phụ Ta, và Ngài sẽ cấp cho Ta hơn mười hai đạo binh thiên sứ. Nhưng việc phải xảy ra thế nầy để ứng nghiệm lời Kinh Thánh dạy.” Rồi Ngài phán với đám người: “Các ngươi đến để bắt Ta bằng gươm và gậy như Ta đã phạm một trọng tội. Hằng ngày Ta ngồi dạy trong Đền Thờ, mà các ngươi không đến đó để bắt Ta. Nhưng hết thảy những việc nầy đã xảy ra hầu ứng nghiệm điều các tiên tri đã viết.” Sau đó, tất cả các môn đồ của Chúa Jesus bỏ Ngài và chạy trốn (Mat. 26:46-56).

Nếu có một phóng viên nào được phái đến để tường trình vụ bắt bớ nầy, đầu đề của Ông có thể là: MỘT ĐÊM TĂM TỐI CHO CHÚA JESUS Giảng Sư Người Galilean Bị Bạn Bè Bỏ Rơi Thứ sáu vừa qua, họ tiếp đón Ngài với những cành chà là. Đêm qua, họ bắt Ngài bằng những lưỡi gươm. Thế giới của Chúa Jesus ở Nazareth trở nên chua ối, khi Ngài bị vây bắt bởi một đám quân binh và dân chúng nổi giận, trong một thảo viên ngoài tường thành. Chỉ một tuần từ lúc nhập khải hoàn môn, danh tiếng Ngài lao xuống vực thảm khốc. Thậm chí những kẻ theo Ngài, không dám nhận mối liên hệ với Ngài. Các môn đồ, là những người từng hãnh diện được ở bên Ngài mới tuần trước đây, đã trốn khỏi Ngài đêm qua. Công húng la hét đòi xử tử Ngài, các môn đồ chối không liên hệ với Ngài, tương lai của Người Giảng Đạo nổi danh thấy như tiêu tan, và sứ mạng Ngài đối đầu thấy như co lại. Đêm tăm tối nhất trong đời Chúa Jesus được đánh dấu bằng khủng hoảng nầy đến khủng hoảng khác. Trong chốc lát, chúng ta sẽ thấy điều Chúa Jesus đã thấy, song trước nhất, chúng ta hãy chú ý điều mà một quan sát viên có thể đã chứng kiến trong Vườn Gethsemane. Trước nhất, Ông có thể đã chứng kiến một Lời Cầu Nguyện không được được đáp ứng. Ngài vừa dâng lên Thượng Đế một tiếng kêu buồn bã: “Cha ôi, nếu có thể, xin đừng ban cho con chén đau khổ nầy. Song hãy làm theo ý Cha, không phải ý con” (Mat. 26:39). Giờ đó không còn lời cầu nguyện bình thản và tịnh tâm. Matthew chép rằng Chúa Jesus “thật buồn bã và xao xuyến” (Mat. 26:37). Sư phụ “quỵ xuống đất“ (Mat. 26:39) và kêu khóc với Thượng Đế. Luke thuật rằng Chúa Jesus “đầy đau đớn” và “mồ hôi Ngài như những giọt máu rơi xuống đất” (Luke 22:44).

Chưa bao giờ thế gian dâng lên lời thỉnh nguyện cấp thiết đến thế. Và chưa bao giờ cõi trời đáp lại bằng sự che tai nín lặng. Lời cầu nguyện của Chúa Jesus không được đáp ứng. Thể nào Chúa Jesus và lời cầu nguyện không được đáp ứng cùng chung trong một câu? Điều đó không tương phản sao? Thể nào con trai của Ông Henry (Người sáng chế xe hơi) không có một chiếc xe Ford, và con cái của Ông Bill Gates (Vua điện tử) không có một máy vi tính? Thể nào Thượng Đế, chủ nhân những bầy gia súc trên ngàn đồi lại không cho con trai mình vật gì chăng? Do đó, Chúa Jesus phải đối phó với vấn đề cầu nguyện không được đáp ứng. Và đây mới là khởi đầu. Hãy xem ai xuất hiện kế tiếp: “Cùng với [Judas] có hiều người mang gươm và gậy là những kẻ đã được các thầy tế cả cùng những người Lãnh đạo cao niên Do thái giáo sai đi... Sau đó, người ta tóm lấy Chúa Jesus và bắt Ngài. (Mat. 26:47:51) Judas đến với một đám người giận dữ. Lần nữa, theo nhận định của quan sát viên, đám người nầy đại diện cho một khủng hoảng khác. Chúa Jesus không chỉ đối diện với sự cầu nguyện không được đáp ứng, Ngài còn phải đối phó sự hầu việc không kết quả. Chính những người mà Ngài đến để cứu họ, bây giờ họ đến để bắt Ngài. Xin được hiến Bạn một sự kiện có thể biến đổi cảm nghĩ của Bạn về đêm đó.

Có thể Bạn tưởng tượng rằng Judas hướng dẫn một lố (hay gần như vậy) binh lính mang theo hai hoặc ba cây đèn rọi. Nhưng, Matthew thuật rằng “nhiều người” đến để bắt Chúa Jesus. Và John chính xác hơn. Ông dùng chữ Greek (Hi lạp) “speira” hoặc một “nhóm binh lính” (John 18:3). Tối thiểu, peira mô tả một nhóm hai trăm binh lính. Chữ nầy có thể mô tả một phái đoàn lớn cỡ một ngàn chín trăm người! Trang bị theo mô tả của John, chính xác hơn, chúng ta thử tưởng tượng một dòng sông gồm hàng trăm binh lính tuôn chảy vào vườn. Thêm vào đó, số người dự khán không thể đếm, được Matthew đơn sơ gọi là “đám đông,” vậy Bạn có một đám đông lớn dân chúng. Chắc hẳn trong một nhóm cỡ nầy, sẽ có một người muốn bảo vệ Chúa Jesus. Ngài đến để trợ giúp nhiều người. Tất cả những bài giảng đó, tất cả những phép lạ đó. Bây giờ chúng sẽ sanh quả. Vậy nên chúng ta chờ đợi một người sẽ tuyên bố: “Chúa Jesus là một người vô tội!” Nhưng không ai làm. Không người nào nhân danh Ngài để tuyên bố. Những người mà Ngài đến để cứu, họ đã quay nghịch lại Ngài. Chúng ta có thể tha thứ hầu hết đám đông. Sự gần gũi của chúng với Ngài qúa ngắn ngủi, quá hững hờ. Có thể chúng không biết gì tốt hơn. Nhưng các môn đồ biết. Họ biết nhiều hơn. Họ biết Ngài tốt hơn. Nhưng họ có bảo vệ Ngài không? Ít khi. Viên thúôc đắng hơn hết mà Chúa Jesus phải nuốt là sự phản bội không thể tưởng tượng của các môn đồ. Judas không là người duy nhất phản bội. Matthew khá chân thật khi Ông xưng nhận: “Hết thảy những kẻ theo Chúa Jesus đều bỏ Ngài và chạy trốn” (Mat. 26:26). Bởi một lời ngắn ngủi như thế, “hết thảy” chắc chắn mang lại ít nhiều đau đớn. “Hết thảy những kẻ theo Chúa Jesus... đều chạy trốn.” John chạy, Matthew chạy, Simon chạy, Thomas chạy. Họ tất cả đều chạy trốn! Chúng ta không cần đi xa để tìm kiếm lần chót lời nầy được dùng. Hãy chú ý câu Kinh Thánh chỉ cách năm hàng trước đoạn chúng ta đang bàn luận: “Peter thưa rằng: ‘Con sẽ chẳng bao giờ nói Con không biết Thầy! Con sẽ cùng chết với Thầy!’ Và các môn đồ khác cũng nói như vậy” (Mat. 26:35).

Tất cả đều nguyện trung thành, rồi tất cả đều chạy trốn. Từ ngoài nhìn vào, tất cả những gì chúng ta thấy đều là phản bội. Các môn đồ đã bỏ Ngài. Dân chúng đã chối Ngài. Và Thượng Đế cũng không nghe Ngài. Chưa bao giờ có rác rến quá nhiều trút lên một con người. Thử chất lên hết thảy sự bất trung của những người cha vô dụng, những bà vợ lừa dối, những đứa con hoang đàng và những công nhân bất chính thành một chồng cao, thì Bạn bắt đầu thấy những điều Chúa Jesus đã phải đối diện trong đêm đó. Từ một quan điểm con người, thế giới của Chúa Jesus đã sụp đổ. Không được trả lời từ thiên thượng, không được trợ giúp từ người đời, không có sự trung thành từ bạn hữu. Chúa Jesus, trong đống rác đến tận cổ. Đây là cách tôi có thể mô tả quang cảnh đó. Đây là cách một phóng viên có thể mô tả quang cảnh đó. Đây cũng là cách một nhân chứng có thể diễn đạt lại. Nhưng đây không phải là cách Chúa Jesus nhìn thấy điều đó. Ngài thấy sự việc hoàn toàn khác hẳn. Ngài không quan tâm đến rác rến; Ngài đơn sơ không bị giới hạn trong đó. Dù gì, Ngài có thể thấy cái tốt trong cái xấu, mục tiêu trong đau đớn, và sự hiện diện của Thượng Đế trong vấn đề. Chúng ta có thể dùng chút ít thị giác 20/20 của Chúa Jesus chăng? Bạn và tôi sống trong một thế giới rác rến. Rác rến bẩn thỉu bừa bãi trong lối đi của chúng ta trên căn bản thường xuyên. Phải chăng chúng ta cũng có những lời cầu nguyện không được đáp ứng, những giấc mơ không thành đạt, và những kẻ phản bội không ngờ? Có khi nào Bạn được trao cho một bao rác bất hạnh và đau lòng? Hẳn là có. Xin được hỏi: Bạn sẽ làm gì với bao rác đó?

THẤY NHỮNG ĐIỀU CHÚA JESUS THẤY.

Bạn có nhiều cách chọn. Bạn có thể đem dấu nó. Bạn có thể lấy bao rác và dồn nó bên trong áo choàng của Bạn, hoặc nhét nó dưới chiếc áo dài của Bạn, và giả vờ như nó không có ở đó. Nhưng Bạn và tôi biết rằng chúng ta không thể đùa nghịch với bất cứ ai. Sớm hay muộn, nó sẽ bắt đầu hôi thúi. Hoặc Bạn có thể ngụy trang nó. Sơn nó thành màu xanh lá, đặt nó trên sân cỏ trước nhà, rồi nói với mọi người rằng đó là một cây cảnh. Lần nữa, sẽ không ai bị đánh lừa và không bao lâu nó sẽ tanh hôi. Vậy Bạn sẽ làm gì? Nếu Bạn theo gương Đấng Christ, Bạn sẽ học để thấy những thời khó khăn khác hẳn. Nên nhớ, Thượng Đế yêu Bạn đơn sơ trong lối sống của Bạn, nhưng Ngài không muốn để Bạn trong lối sống đó. Ngài muốn Bạn có một trái tim đầy hy vọng ... giống như Chúa Jesus. Đây là điều Đấng Christ đã làm. Ngài gặp được cái tốt trong cái xấu. Khó có thể thấy người nào tệ hơn Judas. Có người nói Ông là một con người tốt với một chiến lược “hậu hỏa.” Tôi không nghĩ vậy. Kinh Thánh nói rằng: “Judas... là một kẻ trộm. Ông giữ túi bạc và thường lấy trộm trong đó’ John 12:6).

Ông là một người lừa đảo. Dù sao, Ông đã có thể sống trong sự hiện diện của Thượng Đế, từng trải những phép lạ của Đấng Christ và không thay đổi. Cuối cùng Ông quyết định thà Ông có tiền hơn có một người bạn, vậy Ông bán Chúa Jesus để được 30 miếng bạc. Xin lỗi, mọi đời sống con người đáng giá nhiều hơn 30 miếng bạc. Judas là một người vô lương, một kẻ lừa dối, một tên ăn mày. Ai có thể thấy Ông trong đường lối nào khác hơn? Tôi không biết, nhưng Chúa Jesus biết. Chỉ cách vài phân trước mặt kẻ phản bội mình, Chúa Jesus nhìn Ông và nói: “Bạn ơi, hãy thực hiện điều Bạn định làm” (Mat. 26:50). Điều mà Chúa Jesus thấy trong Judas, xứng đáng để được gọi là một người bạn, tôi không thể tưởng tượng. Nhưng tôi biết chắc rằng Chúa Jesus không nói láo, và trong giây phút đó Ngài thấy một điều gì tốt đẹp trong con người thật xấu xa.

Điều nầy có thể giúp, nếu chúng ta cũng làm như vậy. Làm sao chúng ta có thể? Lần nữa, Chúa Jesus chỉ dẫn chúng ta. Ngài đã không áp đặt tất cả những phiền trách trên Judas. Ngài đã thấy một thực hữu khác trong đêm đó: “đây là ... thời kỳ khi tăm tối cai trị” (Luke 22:53). Không thể nào Judas vô tội, cũng không thể nào Judas hành động một mình. Những kẻ tấn công Bạn cũng không hành động một mình. “Chiến trận của chúng ta không phải chống lại con người trên đất, song chống lại những kẻ cai trị, những thẩm quyền, và những thế lực của thế gian tăm tối, chống lại các quyền lực tà linh trong cõi thiên thượng” (Eph. 6:12). Những kẻ phản bội chúng ta là nạn nhân của thế giới sa ngã. Chúng ta không cần áp đặt hết thảy những phiền trách trên họ. Chúa Jesus đã thấy trên mặt Judas đủ tốt để gọi Ông là bạn, thì Ngài cũng giúp chúng ta có thể làm như vậy với những người tổn thương chúng ta. Chúa Jesus không chỉ thấy cái tốt trong cái xấu, mà Ngài còn tìm thấy mục tiêu trong đau đớn. Trong số tám mươi chín lời Chúa Jesus đã nói khi bị bắt, có ba mươi lời ám chỉ về mục tiêu của Thượng Đế.

“Sự việc phải xảy ra thế nầy để ứng nghiệm lời Kinh Thánh dạy” (Mat. 26:54). “Hết thảy những việc nầy đã xảy ra hầu cho ứng nghiệm điều các tiên tri đã viết” (Mat. 26:56). Chúa Jesus chọn cách thấy được sự phấn đấu tức khắc của mình như thành phần của một chương trình lớn lao hơn. Ngài nhìn sự chạm trán tại Gethsemane như một màn quan trọng nhưng đơn độc trong bản thảo vở kịch trên diễn trường của Thượng Đế. Trong chuyến đi gần đây, tôi có chứng kiến một điều tương tự. Andrea con gái tôi cùng tôi đi về St. Louis bằng phi cơ. Vì có bão, chuyến bay hoãn lại, và sau đó đổi hướng về một thành phố khác, tại đây chúng tôi ngồi trên phi đạo chờ những đám mây mưa đi qua. Trong khi tôi liếc nhìn đồng hồ và khẻ nhịp các ngón tay, nghĩ ngợi bao giờ chúng tôi mới về đến nhà, người hành khách ngồi dãy bên kia đập nhẹ trên cánh tay tôi và hỏi mượn quyển Kinh Thánh. Tôi trao cho Ông. Ông quay sang đứa con gái ngồi ghế bên cạnh, mở Kinh Thánh, và hai người cùng đọc suốt thời gian còn lại trong chuyến đi. Sau đó ít lâu, bầu trời trong sáng, và chúng tôi tiếp tục hành trình.

Chúng tôi đáp xuống St. Louis, khi Ông trả lại quyển Kinh Thánh cho tôi, và bằng một giọng thấp Ông giải thích rằng đây là chuyến bay đầu tiên của cô gái. Gần đây Cô nhập ngũ và lần đầu tiên Cô xa gia đình. Ông hỏi Cô muốn tin nơi Đấng Christ, Cô nói rằng Cô muốn, nhưng Cô không biết làm sao. Vậy nên Ông mượn quyển Kinh Thánh của tôi và nói với Cô về Chúa Jesus. Vừa lúc chúng tôi đáp xuống, Cô nói với Ông rằng Cô tin Chúa Jesus là Con Thượng Đế. Từ đó, tôi suy tư về biến cố nầy. Phải chăng Thượng Đế đem cơn bão đến hầu cô gái có thể nghe Phúc âm? Phải chăng Thượng Đế đình hoãn chuyến về của chúng tôi hầu Cô có thì giờ rộng rãi để nghe về Chúa Jesus? Tôi không để cơ hội qua khỏi Ông. Đó là cách Chúa Jesus đã chọn để nhìn giông tố đi vào con đường Ngài: những xáo động cần thiết trong chương trình của Thượng Đế. Nơi nào người ta thấy các từng trời xám ngắt, Chúa Jesus thấy một trật tự thiên thượng. Nổi thống khổ của Ngài cần thiết để thành tựu lời tiên tri, và sự hy sinh của Ngài cần thiết để làm trọn luật pháp. Bạn yêu thích được một trái tim đầy hy vọng chăng? Bạn yêu thích muốn nhìn thế giới qua đôi mắt Chúa Jesus chăng? Nơi nào chúng ta thấy sự cầu nguyện không được đáp ứng, Chúa Jesus thấy sự cầu nguyện được trả lời. Nơi nào chúng ta thấy xa vắng Thượng Đế, Chúa Jesus thấy chương trình của Thượng Đế. Đặc biệt chú ý câu 53:

“Hẳn ngươi biết rằng Ta có thể cầu xin Thiên Phụ, và Ngài sẽ cấp cho Ta hơn mười hai đạo binh thiên sứ.” Trong hết thảy những kho tàng mà Chúa Jesus gặp được trong đống rác, đây là điều quan trọng hơn hết. Ngài thấy Đấng Thiên Phụ. Ngài thấy sự hiện diện của Thiên Phụ trong vấn đề. Mười hai đạo binh thiên sứ ở trong sự nhìn thấy của Ngài. Hẳn vậy, Ông Max ơi, nhưng Chúa Jesus là Thượng Đế. Ngài có thể thấy những điều không thấy. Ngài có đôi mắt để nhìn điều thiên thượng và một thị giác để nhìn điều siêu nhiên. Tôi không thể thấy theo cách Ngài thấy. Có thể chưa đến lúc, song chớ lượng giá thấp quyền lực của Thượng Đế. Ngài có thể thay đổi phương cách Bạn nhìn đời. Cần chứng cớ? Hãy tạm lấy gương của Elisha và người hầu việc của Ông. Cả hai đang ở Dothan khi một vị vua nổi giận sai một đạo quân đến tiêu diệt họ. Người hầu việc của Elisha dậy sớm, đi ra ngoài, và người thấy một đạo quân với những kỵ binh và xa binh quanh khắp thị trấn. Người hầu việc thưa cùng Elisha: “Thầy ôi, chúng ta có thể làm gì?” Elisha đáp: “Chớ sợ. Đạo quân chiến đấu cho chúng ta lớn hơn đạo quân nghịch lại chúng ta.” Rồi Elisha cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin mở mắt người hầu việc con và cho nó thấy.” Chúa mở mắt người hầu việc trẻ, thì gười thấy ngọn núi đầy những kỵ binh và hoả xa bao quanh Elisha. (II Các Vua 6:15-17) Nhờ quyền phép của Thượng Đế, người hầu việc đã thấy các thiên sứ. Ai dám nói rằng việc nầy không thể xảy đến cho Bạn giống như thế?

Thượng Đế không bao giờ hứa cất chúng ta khỏi những phấn đấu của chúng ta. Dù vậy, Ngài có hứa thay đổi phương cách chúng ta nhìn vào chúng. Sứ đồ Paul dành trọn một hương để liệt kê những bao rác: bất an, nan đề, đau khổ, đói khát, trần truồng, hiểm họa, và sự chết tàn bạo. Đây là những Xe tải rác thật sự khó khăn mà chúng ta muốn trốn thoát. Dù vậy, Sứ đồ Paul công bố giá trị của chúng: “Trong hết thảy những điều nầy, nhờ Thượng Đế, chúng ta được đắc thắng trọn vẹn” (Rom. 8:35-37). Thay bằng một giới từ khác, chúng ta sẽ thích hơn. Chúng ta có thể chọn: “Rời khỏi hết thảy những điều nầy,” hoặc “Xa cách hết thảy những diều nầy,” hoặc “Không có hết thảy những điều nầy.” Nhưng Sứ đồ Paul nói; “Trong” hết thảy những điều nầy. Giải pháp không phải là tránh khó khăn, song thay đổi phương cách chúng ta nhìn những khó khăn. Thượng Đế có thể điều chỉnh thị giác của Bạn. Ngài hỏi: “Ai ban cho cái nhìn của con người?” rồi Ngài đáp: “Chính Ta, là Chúa” (Du Xuất 4:11). Thượng Đế cho Balaam thấy thiên sứ, Elisha thấy đạo quân, Jacob thấy cầu thang, và Saul thấy Đấng Cứu độ. Hơn một người đã cầu xin như người mù: “Thưa Thầy, tôi muốn được thấy.” Và hơn một người đã bước đi với thị giác trong sáng. Ai dám nói
rằng Thượng Đế sẽ không làm cho Bạn giống như vậy?
Send comment
Your Name
Your email address
heresa Briones là một hiền mẫu dễ thương. Bà cũng có một cú móc tay trái mạnh bạo, Bà đã dùng để đấm một phụ nữ trong một tiệm giặt tự động. Sao Bà phải làm thế? Một số nhóc con trêu chọc Alicia, con gái của Bà. Alicia hói tóc. Đầu gối viêm khớp. Mũi bẹp dí. Xương hông teo xọp. Thính giác nghễnh ngãng. Em có hình dạng của một cụ 70. Nhưng em chỉ mới lên 10. “Mẹ ơi,” Lũ nhóc kêu nhạo, “đến đây xem con quái vật!” Alicia chỉ nặng 22 cân Anh và thấp hơn hầu hết trẻ con lớp vườn trẻ. Em đau khổ vì chứng sớm lão hóa – một bệnh cằn cỗi di thể, chỉ một đứa mắc phải trong số 8 triệu trẻ con. Các nạn nhân lão hóa hy vọng sống được 20 năm. Chỉ có 15 trường hợp về bịnh nầy được biết trên thế giới.
“Phước cho những kẻ nghèo khổ tâm linh, vì Vương quốc Thiên Đàng thuộc về họ.” (Mat. 5:3) Hãy bắt đầu bằng câu chuyện thương lượng của một người trẻ giàu sang trong Tân Ước. Anh là một người giàu. Mang giày Italia. Y phục thời trang. Tiền bạc anh đầu tư. Thẻ tín dụng của anh loại vàng. Anh sống như anh đi phi cơ – loại hạng nhất. Anh còn trẻ. Anh trút hết mỏi mệt trong phòng thể dục và dễ dàng thả rơi tuổi già qua rổ bóng trên sân chơi. Bụng anh bằng phẳng. Mắt anh sắc bén. Sinh lực là nhãn hiệu của anh, và sự chết thì còn xa vô tận.
Nàng có mọi lý do để cay đắng. Dù tài hoa, Nàng đã bị lãng quên trong nhiều năm. Các giới nhạc kịch nổi tiếng khép lại những danh vị khi nàng thử bước vào. Các nhà phê bình Mỹ quốc quên đi tiếng hát kích động của nàng. Nhiều lần nàng bị từ chối những cơ hội mà nàng dễ dàng thành đạt. Chỉ sau khi trở về từ Âu châu và chiếm được trái tim thính giả Âu châu khó tính, các nhà lãnh tụ dư luận trong nước mới chấp nhận tài năng của nàng.
Nếu trong một ngày, Chúa Jesus phải trở thành con người của Bạn, thì sao? Điều gì xảy ra nếu, trong 24 giờ, Chúa Jesus thức dậy trên giường của Bạn, bước đi trong đôi giày của Bạn, sống trong nhà Bạn, làm việc theo chương lịch của Bạn? Xếp của Bạn trởthành xếp của Ngài, mẹ của Bạn trở thành mẹ của Ngài, những đau đớn của bạn trở thành những đau đớn của Ngài? Ngoại trừ một điều, cuộc đời Bạn không gì thay đổi. Sức khỏe Bạn không thay đổi. Những hoàn cảnh của Bạn không thay đổi. Chương lịch của Bạn không thay đổi. Các vấn đề của Bạn không giải quyết.
Việc gì xảy ra, nếu một người nào đó phải thu một phim tài liệu về bàn tay Bạn? Việc gì xảy ra, nếu một nhà sản xuất phải thuật câu chuyện về bàn tay Bạn? Chúng ta sẽ thấy gì? Hết thảy chúng ta đều sớm học được rằng bàn tay tiện dụng cho nhiều điều khác hơn là dùng cho sự sống thoát – đó là một phương tiện biểu lộ tình cảm. Cùng một bàn tay, có thể trợ giúp hay tổn thương, vươn ra hay siết lại, nâng một người lên hay ném một người xuống. Nếu Bạn phải trình chiếu phim tài liệu nầy cho bạn bè xem, Bạn sẽ tự hào về những giây phút: bàn tay Bạn đưa ra một món quà, đặt một chiếc nhẫn vào ngón tay người khác, chăm sóc một vết thương, sửa soạn một bữa ăn, hay chấp lại để cầu nguyện.
Ngồi nơi bàn viết vĩ đại, Tác Giả mở một quyển sách lớn. Quyển sách không một ngôn từ. Sách không ngôn từ vì ngôn từ chưa có. Ngôn từ chưa có vì ngôn từ chưa cần thiết. Chưa có tai để nghe chúng; chưa có mắt để đọc chúng. Chỉ một Tác Giả. Vậy nên Tác Giả cầm một cây bút vĩ đại, khởi sự viết. Như một họa sĩ gom góp màu sắc, một nhà điêu khắc chọn lấy dụng cụ, Tác Giả ráp dựng những ngôn từ . Có ba thứ. Ba ngôn từ đơn độc. Từ ba ngôn từ nầy sẽ tuôn ra hằng triệu tư tưởng.Nhưng,câu chuyện lơ lửng trên ba ngôn từ nầy. Tác Giả cầm bút, rồi xướng lên ngôn từ đầu tiên: "T-H-Ờ-I G-I-A-N." Thời gian chưa có cho tới khi Tác Giả viết nó ra. Ngài, chính Ngài, vô thời gian, song câu chuyện của Ngài đóng khung trong thời gian.
Thập Tự Giá. Bạn có thể nhìn quanh bất cứ phương hướng nào mà không thấy một thập giá? Chót vót trên đỉnh một thánh đường. Tạc khắc trong một bia mộ. Chạm trổ vào một chiếc nhẫn, hay lủng lẳng dưới một dây chuyền. Thập giá là một biểu hiệu phổ thông Cứu thế giáo. Một lựa chọn lạ lùng, Bạn có nghĩ thế chăng? Lạ lùng vì một dụng cụ hành hình có thể trở thành tiêu biểu cho một trào lưu hy vọng. Những biểu hiệu của các niềm tin khác thì lạc quan hơn: ngôi sao có sáu góc nhọn của Jerusalem, mặt trăng lưỡi liềm của Islam, một hoa sen nở của Phật giáo.
"Người sẽ không bẻ gẫy một cọng sậy đã bầm giập, và sẽ không ngắt bỏ một ngọn bấc sắp tàn." (Mat. 12:20) Có vật chi mong manh hơn một cọng sậy đã bầm giập? Hãy nhìn một cọng sậy bầm giập bên mé nước. Một thân mảnh mai từng ngất ngưởng trên đám cỏ sông rậm rạp, giờ đây nghiêng ngả, gục đầu. Bạn có phải là một cọng sậy bầm giập? Phải chăng từ lâu Bạn vẫn hiên ngang và kiêu hãnh? Bạn đứng ngay thẳng và vững vàng, nuôi dưỡng bằng những dòng nước mát, và bám rễ trong lòng sông tin tưởng. Rồi một điều nào đó xảy đến. Bạn bị bầm giập...
Hẳn không cần định nghĩa “Đức Tin” cho những người hiện diện trong đêm tháng Sáu oi bức đó. Đối với họ, đức tin gần như sờ chạm được. Họ vươn tới Thượng Đế gần như họ sắp ôm lấy thân thể Ngài. Đức tin trút hết sự phạm tội đã từng áp chế họ. Đức tin thay thế tuyệt vọng thành hy vọng. Đức tin dầm thấm họ trong mục tiêu và chiều hướng mới. Đức tin mở khóa các từng trời. Đức tin như nước mát đẫm ướt linh hồn cằn cỗi.
Rất nhiều bộ sách tài liệu cho thấy có những phương tiện khác nhau trong đó con người đã cố thử tìm cầu sự tiếp trợ từ Thượng Đế. Làm điều nầy, con người đã cho phép trí tưởng tượng của mình tự do sản xuất đủ loại hình tượng và ảnh tượng với ý nghĩa tượng trưng hoặc thay thế Thượng Đế. Hành động nầy được chính thức gọi là sự “tôn thờ thần tượng.” Trước khi Moses qua đời, Ông nói: “...Các ngươi đã thấy những ghê tởm của chúng nó, các thần tượng của chúng nó, bằng gỗ và đá, bạc và vàng, trong vòng chúng nó”