Monday
15
April
2024
(View: 40726)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41238)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41521)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Cọng Sậy Bầm Dập

Monday, September 20, 201012:00 AM(View: 7117)

CỌNG SẬY BẦM GIẬP


"Người sẽ không bẻ gẫy một cọng sậy đã bầm giập,
và sẽ không ngắt bỏ một ngọn bấc sắp tàn." (Mat. 12:20)

Có vật chi mong manh hơn một cọng sậy đã bầm giập? Hãy nhìn một cọng sậy bầm giập bên mé nước. Một thân mảnh mai từng ngất ngưởng trên đám cỏ sông rậm rạp, giờ đây nghiêng ngả, gục đầu.

Bạn có phải là một cọng sậy bầm giập? Phải chăng từ lâu Bạn vẫn hiên ngang và kiêu hãnh? Bạn đứng ngay thẳng và vững vàng, nuôi dưỡng bằng những dòng nước mát, và bám rễ trong lòng sông tin tưởng.

Rồi một điều nào đó xảy đến. Bạn bị bầm giập...

bởi những lời nặng nề,
bởi một người bạn giận dữ,
bởi người hôn phối phản bội,
bởi chính Bạn thất bại,
hay bởi tôn giáo cứng nhắc...

Và Bạn đã bị tổn thương, ngã gục trong nhục nhã. Thân sậy của Bạn trống rổng, từng thẳng đứng, nay quỵ xuống, và khuất lấp trong cỏ lác.

Và ngọn bấc sắp tàn trên cây nến. Có điều gì gần sự chết hơn một ngọn bấc sắp tàn? Đã từng rạng rỡ, nay leo lét và lụn bai. Vẫn ấm áp với niềm thương cảm hôm qua, nhưng không còn lửa. Chưa lạnh hẳn, nhưng không còn hơi nóng. Phải chăng từ lâu Bạn đã cháy hực với niềm tin? Hãy nhớ lại Bạn đã thắp sáng lối đi như thế nào?

Rồi cơn gió đến... một cơn gió lạnh, cơn gió tái tê. Họ nói rằng những ý kiến của Bạn rồ dại. Họ thuật với Bạn rằng những giấc mơ của Bạn quá kiêu kỳ. Họ trách quở Bạn vì thách thức với thời gian trắc nghiệm.

Ngọn gió giảm dần trên Bạn. Ôi, Bạn lại đứng mạnh mẻ trong một lúc (hay có thể cả đời), song ngọn gió không ngừng quất lên đóm lửa leo lét của Bạn, để lại cho Bạn một nhúm cận kề bóng tối.

Cọng sậy bầm giập và ngọn bấc sắp tàn. Xã hội biết phải làm gì với Bạn. Thế gian có một chỗ cho người bị đánh gục. Thế gian sẽ dứt điểm Bạn; thế gian sẽ dập tắt đời Bạn.

Nhưng các Nghệ sĩ Kinh Thánh tuyên bố rằng Thương Đế sẽ không làm thế. Tô điểm trên những khung vải, tấm nầy đến tấm khác, hình ảnh sờ chạm dịu dàng của một Đấng Sáng tạo, là Đấng dành một nơi đặc biệt cho kẻ bị bầm giập và mòn mỏi trong thế gian. Một Thượng Đế, bạn của những trái tim rướm máu. Một Thượng Đế bảo toàn những giấc mơ của Bạn. Đó là chủ đề của Kinh Thánh Tân Ước.

KHÔNG PHẠM TỘI.

Rebecca Thompson đã hai lần rơi xuống Cầu Fremont Canyon. Cô đã chết hai lần. Lần rơi đầu, Cô bị vỡ tim; lần rơi sau, Cô bị gẫy cổ.

Cô chỉ được mười tám tuổi khi Cô và đứa em gái mười một tuổi bị hai tên du đãng bắt cóc gần một hiệu tạp hóa ở Casper, Wyoming. Chúng lái xe bốn mươi dậm về hướng tây nam, đem hai cô gái đến Cầu Fremont Canyon, cây cầu một đường xe, kiến trúc đà thép, cao 112 bộ trên Sông North Platte.

Hai tên du đãng tàn bạo đánh đập và hãm hiếp Rebecca. Dù vậy, Cô van xin chúng đừng làm thế cho em Amy. Hai chị em đều bị chúng ném qua cầu rơi xuống khe suối hẹp. Amy chết ngay khi rơi trên một tảng đá gần bờ sông, còn Rebecca chạm vào một cây đà, văng ra, và rơi xuống dòng nước sâu.

Một xương hông bị gãy năm chỗ, Cô gắng sức lội vào bờ. Để tránh gió lạnh, Cô nép mình giữa hai tảng đá, và chờ đến rạng đông. Nhưng rạng đông chẳng bao giờ đến với Rebecca. Ôi, khi mặt trời lên, người ta tìm gặp Cô. Y sĩ chữa lành những vết thương của Cô, và tòa án bỏ tù hai kẻ tấn công Cô. Cuộc đời tiếp tục, nhưng rạng đông chẳng đến bao giờ.

Màng đen trong đêm kinh hoàng của Cô luôn phảng phất. Cô không thể nào trèo lên khỏi vách núi. Vậy nên, vào tháng Chín 1992, mười chín năm sau, Cô quay trở lại chiếc cầu.

Mặc dù những lời nài nỉ của người bạn trai, Cô lái xe bảy mươi dậm một giờ, hướng về Sông North Platte. Đứa con gái hai tuổi và người bạn trai của Cô kế bên, Cô ngồi trên cạnh Cầu Fremont Canyon và khóc. Qua những giọt nước mắt, Cô kể lại câu chuyện. Người bạn trai không muốn đứa bé thấy mẹ nó khóc, nên bế nó ra xe.

Đó là lúc anh nghe thân thể Cô chạm vào mặt nước.

Và cũng là lúc Rebecca Thompson chết lần thứ hai. Ánh dương không bao giờ bừng dậy trên đêm đen của Rebecca. Tại sao? Điều gì che khuất ánh sáng khỏi thế giới Cô?

Sợ hải? Có thể lắm. Cô đã làm chứng nghịch lại những tên du đãng, chỉ mặt chúng ngay tòa án. Một trong hai tên giết người hăm dọa Cô bằng một nụ cười khinh mạn và một ngón tay liếc qua cổ họng của hắn. Trong ngày Cô chết, hai tên du đãng đã được phóng thích. Có thể vì sự sợ hãi cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai quá lớn?

Phải chăng hận thù? Hận thù những tên hãm hiếp? Hận thù ủy ban phóng thích? Hận thù chính mình do cả ngàn lần rơi vào cả ngàn đêm ác mộng theo sau? Hoặc hận thù Thượng Đế vì hẻm núi càng sâu thẳm, đêm đen thêm tăm tối, và rạng đông không đến bao giờ?

Phải chăng phạm tội? Một số người nghĩ vậy. Mặc dù nụ cười thu hút và thân hình khêu gợi của Rebecca, các bạn hữu nói rằng Cô đã phấn đấu với sự kiện xấu xa mà Cô được sống thoát, còn đứa em gái nhỏ thì không.

Phải chăng hổ thẹn? Mọi người mà Cô biết và hàng ngàn người Cô không biết, đã nghe những chi tiết nhục nhã về thảm họa của Cô. Những điều sỉ nhục đã được in đậm bằng mực trên mọi đầu đề nhật báo. Cô đã bị hãm hiếp. Cô đã bị xâm phạm. Cô đã bị hổ thẹn. Và Cô đã cố sức để sống thêm và vượt khỏi ký ức... nhưng Cô không thể.

Do đó, mười chín năm sau, Cô trở lại chiếc cầu.

Hẻm núi ô nhục vẫn chảy sâu. Khe suối phạm tội chẳng bao giờ ngừng. Vách đá còn treo dải băng xanh lá và màu xám sự chết. Âm vang vô tận của những tiếng kêu thét. Hãy úp hai bàn tay trên lỗ tai Bạn. Hãy tạt nước trên mặt Bạn. Đừng nhìn qua vai Bạn. Cố sức vượt khỏi những thảm họa hôm qua – những cánh tay thuồng luồng của chúng dài hơn hy vọng của bạn. Chúng kéo Bạn trở về chiếc cầu đau khổ, để bị hổ thẹn, hổ thẹn và hổ thẹn.

Nếu đó là lỗi của Bạn, thì có thể khác. Nếu Bạn phải oán trách, Bạn có thể ân hận. Nếu sự vấp ngã vào hẻm núi là sai lầm của Bạn, Bạn có thể đáp ứng. Nhưng Bạn không là người tự nguyện, Bạn là một nạn nhân.

Đôi khi sự hổ thẹn của Bạn riêng tư. Người hôn phối hà lạm đẩy Bạn ra khỏi bờ. Xâm phạm bởi một thân nhân bại hoại. Quyến rũ bởi sự đồng lõa của một cấp trên. Không ai biết. Nhưng Bạn biết. Thế là đủ.

Đôi khi nơi công cộng. Mang nhãn hiệu ly dị mà Bạn không muốn. Ô nhiễm bởi một chứng bịnh mà Bạn không ngờ. Trở thành tàn tật mà Bạn không tạo nên. Hoặc thật sự trong mắt họ hay chỉ trong tư tưởng Bạn, Bạn phải đối phó với chúng – Bạn bị đóng dấu: một người ly dị, một kẻ tàn tật, một đứa con mồ côi, một bệnh nhân AIDS.

Dù riêng tư hay công cộng, hổ thẹn luôn luôn đau khổ. Nó sẽ trường kỳ - trừ khi Bạn phải đối phó. Rạng đông sẽ không bao giờ đến - trừ khi Bạn được trợ giúp.

Bạn không ngạc nhiên khi tôi nói có những Rebecca Thompsons trong mọi thị xã, và những chiếc Cầu Fremont trong mọi thành phố. Và có nhiều Rebecca Thompsons trong Kinh Thánh. Thật vậy, rất nhiều, đến độ gần như những trang Kinh Thánh được khâu lại bằng những chuyện của họ. Bạn đã gặp nhiều người trong quyển sách nầy. Mỗi người đều va chạm với nền đá của hẻm núi ô nhục.

Nhưng, có một người nữ mà câu chuyện hàm chứa tất cả. Một câu chuyện thất bại. Một câu chuyện hà lạm. Một câu chuyện ô nhục.

Và cũng là câu chuyện hồng ân.

Chính nàng, người nữ đứng giữa vòng người. Những người vây quanh nàng là các nhà lãnh đạo tôn giáo. Họ được gọi là Pharisees - những người tự xưng là trông nom đạo đức.
Còn người kia, người trong y phục bình dị, người ngồi trên đất, người nhìn thẳng vào mặt người nữ, người đó là Chúa Jesus.

Chúa Jesus đang giảng dạy.

Người nữ đang bị lừa gạt.

Và những người Pharisees đi ra để bắt cả hai.

“Thưa Thầy, người nữ nầy bị bắt trong hành động gian dâm.” (John 8:4 ). Những lời cáo tội vang dội đến các bờ tường bao quanh sân án.

“Bị bắt trong hành động gian dâm.” Riêng những lời nầy đủ khiến cho Bạn đỏ mặt. Những cánh cửa mở tung. Những tấm phủ kéo lại.

“Trong hành động.” Trong những cánh tay. Trong một lúc. Trong ôm ấp.

“Bị bắt.” A ha! chúng ta bắt gặp gì đây? Người đàn ông nầy không phải chồng ngươi. Hãy mặc quần áo vào. Chúng ta biết phải làm gì với hạng đàn bà như ngươi! 

Trong giây phút, nàng bị lôi đi từ đam mê riêng tư đến trình diễn công cộng. Những chiếc đầu nhô ra từ các cửa sổ trong khi đám công lực đẩy nàng qua các đường phố. Tiếng chó sủa vang. Những người hàng xóm quay lại. Cả thị trấn đều nhìn. Quấn một áo choàng mỏng quanh vai, nàng che đậy trần truồng.

Nhưng không điều nào có thể che đây ô nhục.

Từ giây phút nầy, nàng sẽ được mọi người biết là một kẻ gian dâm. Khi nàng ra phố, các bà xầm xì. Khi nàng đi qua, những chiếc đầu quay lại. Khi tên nàng được nêu lên, người ta sẽ nhớ.

Thất bại đạo đức rất dễ được nhớ đến.

Những kẻ giả hình quan trọng hơn, ngang nhiên hành động, không ai quan tâm. Việc người nữ làm là đáng thẹn, song việc những người Pharisees làm là đáng khinh. Theo luật pháp, ngoại tình có thể bị phạt tử hình, nhưng chỉ khi nào có hai người chứng kiến hành động. Phải có hai hai nhân chứng tận mắt.

Câu hỏi: Làm sao có được hai người chứng tận mắt cuộc ngoại tình? Cơ hội nào giúp cho hai người đột ngột nhào vô tư phòng, để tóm cổ những người đang ôm ấp trong một sáng sớm? Khó thể được. Nhưng nếu Bạn làm được, chắc hẳn không phải tình cờ.

Vậy nên chúng ta ngạc nhiên. Trong bao lâu, những kẻ rình rập đã dán mắt vào cửa sổ trước khi xông và o. Trong bao lâu, những người đó ẩn nấp sau tấm màng trước khi họ bước ra? Còn người nam đâu? Gian dâm cần có hai người dự cuộc. Việc gì xảy đến với hắn? Hắn đã có thể trốn thoát chăng?

Chứng cớ cho thấy chút nghi ngờ. Đó là một cái bẫy. Nàng bị mắc bẫy. Song nàng sẽ sớm thấy rằng nàng không là con vật bắt được – nàng chỉ là miếng mồi.

“Luật pháp Moses truyền rằng chúng ta ném đá đến chết mọi người nữ phạm điều nầy. Thầy dạy chúng tôi phải làm gì?” (câu 5).

Cái ủy ban đạo đức cao cấp nầy thật cao ngạo. Các ông đại lý cho sự công chính nầy thật tự hào về chính họ. Đây là lúc họ sẽ nhớ lâu dài về buổi sáng họ muốn gây trở ngại và khó khăn cho người Nazarene dũng cảm (Chúa Jesus).

Về phần người nữ? Thì sao, nàng không đáng kể. Chỉ là một con chốt trong ván cờ của họ. Tương lai của nàng? Không quan trọng. Danh gía của nàng? Ai quan tâm nếu bị tổn hại? Nàng là một thành phần cần thiết, dù có thể bỏ qua, trong kế hoạch của họ.

Người nữ đăm nhìn xuống đất. Mái tóc đẫm ướt mồ hôi rũ rượi. Đôi mắt khổ đau tuôn tràn những giọt nóng. Môi nàng mím chặt. Xương quai hàm siết cứng. Nàng biết nàng bị gán tội. Không cần nhìn lên. Nàng sẽ không tìm được lòng nhân từ. Nàng nhìn những hòn đá trong tay họ. Siết chặt đến độ những đầu ngón tay không còn chút máu.

Nàng nghĩ đến việc chạy thoát. Nhưng về đâu? Nàng có thể kêu ca sự ngược đãi. Song kêu ai? Nàng có thể chối hành động, song họ đã thấy. Nàng có thể van xin lòng thương xót, song những kẻ ấy không có chút nào.

Người nữ không còn biết quay về đâu.

Bạn có thể chờ đợi Chúa Jesus đứng lên và công bố sự phán xét trên những kẻ giả hình. Ngài không làm thế. Bạn có thể hy vọng Ngài sẽ nắm người nữ nhanh như chớp, và cả hai vụt về Galilee. Điều đó cũng không xảy ra. Bạn có thể tưởng tượng một thiên sứ sẽ đáp xuống, hoặc tiếng phán từ trời, hay đất sẽ chấn động. Thưa không, không có gì cả.

Một lần nữa, hành động của Ngài thật tinh tế.

Nhưng, một lần nữa, sứ điệp của Ngài không sai lầm.

Chúa Jesus phải làm gì? (Nếu Bạn đã biết, hãy làm như Bạn chưa biết và cảm thấy bất ngờ)

Chúa Jesus viết trên cát.

Ngài ngồi xuống, rồi vẻ trên đất bụi. Cùng một ngón tay đã khắc những phán lệnh trên đỉnh Sinai, và chạm bằng lửa những lời cảnh cáo trên tường thành của Belshazzar, bây giờ thảo bút trên nền sân án. Trong khi viết, Ngài phán: “Bất cứ người nào tại đây chưa hề phạm tội, có thể ném hòn đá đầu tiên vào nàng” (câu 7).

Người trẻ nhìn sang người già. Người già nhìn vào lòng mình. Họ là những người đầu tiên bỏ hòn đá xuống. Và khi họ quay đi, những người trẻ thường tự hào, với sự cáo trách vay mượn, cũng làm như thế. Âm thanh duy nhất bấy giờ là tiếng rơi lịch bịch của những hòn đá và tiếng kéo lếch của những bước chân.

Chỉ còn lại một mình Chúa Jesus và người nữ. Khi hội thẩm đoàn đã rời khỏi đó, phòng xử trở thành phòng chánh án, và người nữ đợi chờ phán quyết. Chắc hẳn một bài giảng đang nung nấu.

Không còn nghi ngờ. Ngài sẽ bắt mình phải tạ lỗi. Song Vị Thẩm phán không nói lời nào. Ngài cúi đầu xuống. Có thể Ngài vẫn còn viết trên cát. Dường như Ngài ngạc nhiên khi nhận thấy rằng nàng vẫn còn đó.

“Nầy người nữ, họ đâu rồi? Không ai xét ngươi phạm tội sao?” Nàng đáp: “Thưa Ông, không ai cả.”

Xong, Chúa Jesus phán: “Ta cũng không xử ngươi phạm tội. Bây giờ ngươi có thể đi, song chớ phạm tội nữa” (câu 10-11).

Nếu khi nào Bạn tự hỏi Thượng Đế phản ứng ra sao khi Bạn thất bại, thì hãy đóng khung những lời nầy và treo chúng lên tường. Hãy đọc và suy gẫm những lời đó. Ăn nuốt chúng. Hãy đứng dưới những lời đó, rồi để chúng tẩy sạch linh hồn Bạn.

Hay tốt hơn, hãy đón Ngài cùng đi với Bạn đến hẻm núi ô nhục của Bạn. Hãy mời Đấng Christ cùng đi với Bạn trở lại chiếc Cầu Fremont của thế giới Bạn. Hãy để Ngài đứng bên cạnh Bạn trong khi Bạn thuật lại những biến cố của những đêm đen tối nhất trong linh hồn Bạn.

Và sau đó, hãy nghe. Chăm chỉ nghe. Tiếng Ngài phán: “Ta không xử ngươi phạm tội.”

Và hãy trông chừng. Cẩn thận trông chừng. Ngài đã viết. Ngài để lại một sứ điệp. Không phải trên cát, nhưng trên thập giá.

Không phải viết bằng tay Ngài, song bằng huyết của Ngài.
Sứ điệp Ngài vỏn vẹn hai chữ: “KHÔNG PHẠM TỘI.”
================================


Send comment
Your Name
Your email address
“Nầy, Ngài ngự đến trong những đám mây, mọi con mắt sẽ trông thấy Ngài, thậm chí những kẻ đã đâm Ngài, cùng hết thảy các dân tộc trên đất sẽ kêu khóc vì cớ Ngài. Thật vậy, Amen. Chúa phán: “Ta là Alpha và Omega, nguyên khởi và cuối cùng, là Đấng Toàn Lực hiện có, đã có, và sẽ đến” (Khải thị 1:7-8). Thánh Thi 89:6 cũng nói tiên tri về sự tái lâm của Ngài: “Bởi trên thiên thượng, ai có thể sánh với CHÚA? Ai trong những con trai của các thần có thể giống như CHÚA?” Chúa Jesus sẽ trở lại
Ngài August Winning, vị Tổng thống tiền nhiệm Đông Phổ (East Prussian), cũng là một nhà lãnh đạo công nhân có lương tâm, đã nói rằng: “Tôi đã rảo một vòng rộng lớn để tránh Đấng Christ, song lần hồi tôi đến gần Ngài hơn. Tôi đã thấy người đời ngày càng đắm chìm trong xấu xa, và tôi cũng không thấy một ngoại lệ. Không phải mọi người đều phạm tội hình sự, song mọi người đều có những ý tưởng, những ham muốn và những dục vọng trầm trọng không khác tội giết người.
Cứu Thế Giáo là gì? Ngày nay, một Tín đồ Cứu Thế Giáo chân chính xứng đáng như thế nào? Voltaire (Đại văn hào Pháp) tự xưng là một người vô thần. Vua Friedrich Đại đế Đức quốc có lần hội kiến với Ông, và khi nâng ly, Voltaire ngạo nghễ nói rằng: “Tôi sẽ đổi phương vị của tôi trên Thiên đàng để lấy một đồng tiền Prussian.” Yên lặng phủ trùm gian phòng cho tới khi một Vị khách khác trong cung Vua Friedrich quay sang Voltaire, và nói: “Chúng tôi có một điều luật tại Prussia, theo điều luật nầy người nào muốn bán một vật chi, trước nhất phải chứng minh rằng vật đó thật sự thuộc về mình. Vậy Ông có thể chứng minh rằng Ông có một chỗ trên Thiên đàng chăng?”
Cái chết trong tháng Tư tại Iraq của ký gỉa Davis Bloom thuộc cơ quan truyền thông NBC là một cú xốc cho nhiều khán gỉa truyền hình Hoa kỳ. Đây là một nhân vật qua bộ phim truyền hình “Today,” hoặc qua Toà Bạch Ốc, thường xuyên có mặt tại phòng khách trong nhà chúng ta. Ông tường thuật các biến cố từ Bosnia, Somalia, Israel, Kuwait, Pakistan, cả đến hai cao ốc ở New York bị triệt hạ. Trong đám táng Bloom, các bạn hữu và cọng sự viên thân nhất của Ông, nói rằng Ông đã mang phiêu lưu, khôi hài và thiện cảm vào truyền hình. Bây giờ, Ông đột ngột biến mất.
Hơn 75 năm qua, Henry Luce muốn tìm một danh từ, vỏn vẹn một chữ, cho một tuần san tin tức, danh từ đó phải mô tả những biến cố đã xảy ra trong ngày. Ông đã chọn chữ “Thời.” Kinh Thánh dạy rằng: “Thời gian trong cuộc đời chúng ta là 70 năm” (Thánh Thi 90:10) . Thời gian là một nhiệm mầu. Chúng ta cảm biết thời gian trôi qua trong năng thức. Chúng ta đo lường thời gian diễn tiến bằng những cơ cụ chỉnh bị tinh vi. Chúng ta đánh dấu thời gian chóng bay, và chúng ta đọc được ký ức mà thời gian để lại phía sau. Song, một điều chúng ta không thể làm, là định nghĩa thời gian.
Kinh Thánh có hằng ngàn điều hứa cho chúng ta để cầu xin và áp dụng trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, một số người trong chúng ta sống như Thượng Đế chẳng hứa lời nào. Chúa Jesus phán: “Hỡi những kẻ rồ dại và lòng chậm tin” (Luke 24:25). Chúng ta đọc trong I Corinthians: “Chớ ai tự dối mình. Nếu người nào trong anh em tưởng mình khôn ngoan trong thiên hạ, thì hãy trở nên rồ dại, để mình có thể khôn ngoan.
Trong Mùa Giáng Sinh năm nay một người bạn gởi dến chúng tôi một bài thơ của một Thi sĩ mang tên Rumi. Điều 1ý thú là Rumi một tín đồ Hồi giáo Sufi từ thế kỷ 13, sanh ra và chết trong các miền đất ngày nay goi là Afghanistan và Turkey. (Islamic Sufi là một giáo phái mang nhiều ảnh hưởng và thấm nhuần Cứu thế giáo của Chúa Jesus). Bài thơ nầy đến đúng lúc chúng ta suy tư về ý nghĩa Giáng Sinh trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Chúng ta hãy nghe những lời thông sáng của một thi sĩ thời xưa, hầu có thể mở rộng những Cửa Sổ Tình Yêu của chúng ta.
Những người ngồi trên phi cơ và những người ngồi trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau. Tât cả đều trên một hành trình. Hầu hết giữ tư cách tốt đẹp và lịch sự. Một số ngủ gà ngủ gật, một số khác đăm nhìn ra cửa sổ. Hầu hết, nếu không phải tất cả, thỏa lòng với một kinh nghiệm có thể đoán trước. Đối với nhiều người, dấu hiệu của một chuyến bay tốt đẹp và dấu hiệu của một buổi nhóm thờ phượng tốt đẹp giống nhau. Chúng ta thích nói: “Tốt đẹp.” – “Một chuyến bay tốt đẹp,” hay “Một buổi thờ phượng tốt đẹp.” Chúng ta đi ra cùng một lối chúng ta vào, và chúng ta vui vẻ trở lại kỳ tới.
Xin được hầu chuyện cùng Bạn về ngôi nhà của Bạn. Chúng ta hãy bước qua ngưỡng cửa và thử đi một vòng. Bạn biết, một người sáng suốt thường hay thực hiện một cuộc quan sát trong nhà – kiểm soát mái nhà bị dột, xem các vách bị cong và nền nhà bị nứt? Thử xem các tủ chén trong bếp của Bạn có dầy đủ không; và nhìn qua các quyển sách xếp trên kệ trong thư phòng của Bạn. Chi vậy? Bạn nghĩ rằng thật kỳ cục khi tôi muốn dòm ngó căn nhà của Bạn? Bạn đã nghĩ rằng tôi chỉ viết về các vấn đề thuộc linh? Đúng thế. Xin thứ lỗi, lẽ ra tôi phải nói rõ hơn. Tôi không nói về căn nhà hữu thể của Bạn bằng đá hay tre, gỗ hay tranh, song một căn nhà vô hình của Bạn bằng tư tưởng và chân lý, tín quyết và hy vọng.
Một ngày trong cuộc đời Đấng Christ. Cứ gọi đó là một tấm thảm rối loạn, một tạp ảnh ồn ào, trong đó những sợi chỉ vàng của chiến thắng đan lẩn với những sợi chỉ đen tả tơi của bi kịch. Cứ gọi đó là một tấu khúc tình cảm, một buổi hòa nhạc từ rạngđông- đến-hoàng-hôn của tuyệt điểm. Một phần nhạc phổ vang điệu hân hoan, phần kế tiếp thở than bi lụy. Trên một trang, toàn ban trổi điệu tôn thờ, trang kế tiếp Chúa Jesus độc diễn cô đơn vũ khúc.