Thursday
18
April
2024
(View: 40756)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41265)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41548)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

TÌM HIỂU KINH THÁNH

Monday, September 13, 201012:00 AM(View: 13214)
thanh_kinhTHÁNH KINH THỰC HỮU VÀ CẢM ỨNG TỪ THIÊN THƯỢNG
 
Từ thuở khai thiên lập địa, trải qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu biến cố xảy ra trong tiến trình tạo dựng sự sống trên đất nầy, Lịch sử Nhân loạiđã minh chứng đầy đủ, cụ thể và rõ ràng tính chất thực hữu của Kinh Thánh - không phải thần thoại, sáng tạo hay truyền khẩu…
 
Thật vậy, qua những công trình nghiên cứu, khảo cổ, truy tầm, mạo hiểm trong các miền sa mạc hoang dã…, nhiều cuộc khai quật khám phá những tấm bia của người Babylonians đã chứng thật sử liệu Kinh Thánh về nạn Đại hồng thủy (Thượng Đế đã dùng trận nước lục để hủy diệt cả thế gian tội lỗi thời tiền sử, ngọai trừ gia đình Ông Noah [8 người được xét lả công chính] sống thoát để tái tạo một thế giới mới). Sự khám phá những khắc ngữ của người Assyrians đã chứng minh lý lịch về Vua Sargon, một trong những vị vua lớn nhất của quốc gia nầy (xem Isaiah 20:1-4), và nhận dạng địa điểm Thành Niniveh và Tháp Babel. Những dữ kiện liên quan đến các vua, dân tộc, thị trấn, cùng những biến cố khác, đã được mang ra ánh sáng nhờ những cổ ngữ khắc trên gạch, đá hoặc giấy cói, đã hiển nhiên xác chứng lịch sử Kinh Thánh.
Bằng chứng rõ ràng nhất của tính chất thực hữu và cảm ứng từ thiên thượng, lả ảnh hưởng của Kinh Thánh. Người nào yêu thích KinhThánh, và cố gắng sống cuộc đời theo sự dạy dỗ trong Kinh Thánh, chắc chắn đời sống sẽ thành quả tốt đẹp, thắng lợi, vinh quang và phước hạnh. Một dân tộc biết đọc Kinh Thánh sẽ đạo hạnh, phú cường, văn minh, tiến bộ hơn các quốc gia khác.
 
Hơn nữa, một bằng chứng khác của sự thực hữu và cảm ứng từ thiên thượng của Kinh Thánh, là sự khải thị giúp một người thấy được con người bên trong của chính mình, như cầm một chiếc gương soi để thấy rõ con người bên ngoài của chính mình.
 
THẾ NÀO LÀ “CẢM ỨNG KINH THÁNH?
 
Câu hỏi được nêu ra: “Làm sao có thể biết rằng Kinh Thánh được cảm ứng từ thiên thượng (bởi Đức Thánh Linh)? Cho đến nay, khi mà con số Tín đồ của Chúa gia tăng từ một nhóm 120 Môn đồ “trên phòng cao” lên đến trên 500 triệu (1/4 dân số trên địa cầu), có người vẫn còn nghi ngờ sự cảm ứng của Kinh Thánh. Ông Moody, một Nhà Truyền giáo lớn nhất Hoa kỳ, có lần được hỏi: “Ông nghĩ gì về sự cảm ứng của Kinh Thánh?” Ông vắn tắt trả lời: “Tôi biết Kinh Thánh được cảm ứng, bởi vì Kinh Thánh đã cảm ứng tôi.”
 
Không riêng những “đại Học giả” tôn giáo, cả đến các “bậc Thầy” của văn chương thế tục, cũng nhìn nhận rằng không ai có thể sáng tác Kinh Thánh, do tiêu chuẩn diễn đạt cao độ, những hình bóng huy hoàng, tính cách siêu đẳng trong sự thuyết phục, quyền lực kêu gọi lòng và trí con người, sự ứng dụng trong đại chúng, và năng lực tác động vào linh hồn nhân loại.
 
Chính bên trong Kinh Thánh đã mang những chứng cớ của sự cảm ứng, bất cứ nơi nào được biết Kinh Thánh, và bất cứ ai được đọc Kinh Thánh, đều nhận được giáo huấn từ Kinh Thánh: ẢNH HƯỞNG CỦA KINH THÁNH LÀ TIN KÍNH, VẬY LÀ CẢM ỨNG.
 
TẠI SAO PHẢI TIN KINH THÁNH?
 
Khi một người đọc trong sách toán: 2 + 2 = 4, người nầy không bao giờ tự hỏi tại sao mình phải tin toán học? Anh ta biết ngay và ý thức rằng toán học cho anh biết sự thật. Vậy thì, khi một người chân thành học Kinh Thánh, người nầy tìm thấy Kinh Thánh đầy những sự thật về chính mình. Kinh Thánh cho biết anh là một tội nhân, và anh biết đó là sự thật. Kinh Thánh cho anh biết Đức Chúa Trời là Thượng Đế, và anh cảm thấy một sự cáo giác sâu nhiệm trong lòng rằng Đức Chúa Trời là thực hữu. Kinh Thánh dạy về sự tha tội, và anh biết rằng anh cần điều đó. Từng bước, từng điểm, Kinh Thánh cho thấy con người là ai? Họ cần điều gì? Và làm thế nào để được thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của họ?
 
Nhiều người tìm được trong Kinh Thánh sự trợ giúp để chịu đựng những thử thách, quyền lực để chống lại những cám dỗ, bảo đảm sự bất diệt và tương giao của Đức Chúa Trời. Một người trước kia chưa hề thấy quyển Kinh Thánh, nhưng khi anh biết được Thượng Đế ở trong đó, anh nhận thức ngay anh cần Ngài và trông đợi Ngài; song anh không biết cách nào để tìm gặp Ngài, cho tới khi Kinh Thánh chỉ cho anh thấy con đường anh phải đi. Đặc biệt Kinh Thánh cho anh biết làm thế nào để tìm được Thượng Đế qua Chúa Cứu Thế Jesus.
 
“Các ngươi sai lầm vì không biết Kinh Thánh…”
 “…và không biết quyền phép của Đức Chúa Trời.” (Matthew 22:20)
 
Khi Vua Herod hỏi các Tế sĩ và các Thầy dạy Luật rằng: Đấng Christ phải sanh tại đâu? Tức thì họ nhớ những lời đã được tiên tri, nên trả lời ngay: “Ở Bethlehem thuộc Judea.” Họ thật biết rõ Kinh Thánh! Mà họ trả lời sai chăng? – Thưa không! Dù vậy, điều ngạc nhiên là sau khi trả lời câu hỏi, không người nào trong các Thầy dạy Luật, hoặc các Trưởng Lão, đi đến Bethlehem. Điều họ biết thật chính xác, nhưng họ chỉ dùng sự hiểu biết đó để chỉ đường cho các Nhà bác học, rồi họ trở lại với những sách vở của họ. Họ hành động như một vị Cảnh sát công lộ, chỉ đường cho dân chúng đến nơi họ muốn, song riêng mình vẫn đứng tại chỗ.
 
Không phải như thế! Không phải chỉ biết Kinh Thánh là đủ, chúng ta cũng phải biết quyền phép của Đức Chúa Trời. Thông hiểu những điều Ngài dạy trong Kinh Thánh - cũng chưa đủ, nếu những điều đó không dẫn chúng ta đến sự hiểu biết chính Ngài. Chúng ta cần có sự tương giao cá nhân với Ngài, và thực hành Lời Ngài bằng đức tin. Bằng những hành động cụ thể như vậy, chúng ta mới thật sự hiểu biết Đức Chúa Trời. Không phương cách nào khác.
 
TẠI SAO ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI?
 
Đức Chúa Trời, Thượng Đế Ba Ngôi, là một trong những bí ẩn thần học quan trọng. Một số người nghĩ rằng: Vì chúng ta tin “Đơn Thần,” Đức Chúa Trời Thượng Đế duy nhất, chúng ta không thể chấp nhận quan niệm về “Ba Ngôi.” Tuy vậy, Kinh Thánh dạy rằng: Thượng Đế gồm có ba “Ngôi Vị” – Đấng Thiên Phụ, Đấng Thiên Tử (Chúa Cứu Thế Jesus) và Đức Thánh Linh – mỗi Ngôi Vị đều bày tỏ trọn vẹn cá tánh thiên thượng của riêng mình. (Luke 3: 21,22)
 
Đấng Thiên Phụ là nguồn gốc của Ba Ngôi. Đấng Tạo Hóa, nguyên nhân đầu tiên. Ngài là tư tưởng chính yếu, là quan niệm về hết thảy những gì đã được, và sẽ được tạo thành. Chúa Jesus phán: “Cho tới nay, Cha Ta đã hành đông, và Ta vẫn hành động.” (John 5:17)
 
Đấng Thiên Tử (Chúa Jesus) là “Thiên Ngôn,” Ngài là biểu tượng của Đức Chúa Trời Thượng Đế, “Con Sanh duy nhất” của Thiên Phụ. Chính Ngài là hiện thân của Đức Chúa Trời Thượng Đế, Ngài mặc khải Đấng Thiên Phụ cho chúng ta (John 14:9). Chính Ngài là Sáng tác gỉa Sự Sáng Tạo, và cũng là Đấng Cứu Chuộc duy nhất cho loài người.
 
Đức Thánh Linh, Ngôi Vị thứ ba của Tam Ngôi, phát xuất từ Đấng Thiên Phụ, được tôn vinh và thờ lạy cùng với Đấng Thiên Phụ và Đấng Thiên Tử. Ngài cảm ứng Kinh Thánh, ban năng lực cho con dân của Thượng Đế và cáo trách thế gian về những việc làm “tội lỗi, công chính, và phán xét.” (John 16:8)
 
Tất cả ba Ngôi Vị của Thượng Đế đều vĩnh cửu. Đấng Thiên Phụ tự hữu và hằng hữu đời đời. Thiên Tử là biểu tượng của Thiên Phụ nên luôn luôn hiện hữu bên Cha để bày tỏ chính Ngài. Thiên Phụ luôn luôn yêu Con, nên Thiên Tử kính yêu và hầu việc Cha. Từ mối tương quan tình yêu đó, xuất hiện Thần Linh Thượng Đế là Đấng vĩnh cửu và hằng hữu đời đời. Không phải Thiên Phụ xuất hiện trước, kế đến là Thiên Tử, rồi sau đó là Thánh Linh. Cả ba đều hằng hữu từ trước khi bất cứ tạo vật nào có thể được xuất hiện trước nhất. Tất cả Ba Ngôi Vị khác nhau, cùng hoạt động như MỘT. Ngay trên biến cố Chúa Jesus nhận Phép Trầm Mình, cả ba Ngôi Vị trong Tam Ngôi đồng xuất hiện và hành động. Thiên Phụ ban phán lệnh từ trời, Thiên Tử hoàn thành mọi điều công chính, và Thánh Linh giáng trên Thiên Tử như chim bồ câu. (Matt. 3:16-17)
 
Sự hằng hữu của Tam Ngôi là một bí ẩn, một ngày kia chúng ta sẽ hiểu biết rõ ràng. Bây giờ chúng ta biết rằng Kinh Thánh bày tỏ điều nầy, Chúa Jesus khải hiện điều nầy, và Hội thánh Chúa Cứu Thế đã tuyên nhận và bảo toàn chân lý quí bàu nầy từ nguyên khởi. (I Cor. 12:4-6; II Cor. 13:13; Eph. 4:4-6; II Thes.2:13-14).
 
Home Bible.
Send comment
Your Name
Your email address
Thượng Đế bày tỏ chính Ngài qua các danh của Ngài. Ngài bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh dể chúng ta hiểu rõ Ngài hơn thật sự Ngài là ai. Nghỉa phía sau danh Thượng Đế là trung tâm của cá tính (Centtral Personality) Ngài và đặc tính (Character) của Đấng mang danh đó.
Mỗi độ Xuân về, mai, đào, lan, cúc…, nơi nơi tưng bừng phô sắc…Sáng sớm tinh sương, trước khi vạn vật tỉnh thức, mọi người hối hả phủ lên những bộ y phục mới tinh sặc sỡ, vội vàng ra ngõ, tìm đến một nơi nào, mang về một nhánh lá hay một cành hoa - gọi là hái “LỘC” đầu Xuân. Hy vọng suốt năm đó, bất cứ trong nhà có thứ gì sanh sản được – người, thú hay vật – thì phải thật nhiều, thật đông, thật lớn, thật cao trọng…
Một thứ tà giáo mới, lôi kéo hàng ngàn người xuống địa ngục! Từ những kỹ nghệ, thương trường đến các hình thức văn nghệ, điện ảnh, âm nhạc,… danh từ “Tân Thế Hệ” (New Age) trở nên ngày càng quen thuộc trong thập niên 80. Đây là một phong trào đã và đang thu hút nhiều người tin theo, vì nó hứa hẹn đem lại hy vọng và bình an, đúng vào lúc con người tuyệt vọng cần đến.
Trong Ngày Phán xét, Bạn sẽ thấy tội lỗi của Bạn bị vạch trần cho cả thế giới, và cá nhân Bạn sẽ phải đối diện với chúng. Chúng ta sẽ thấy những cuộn băng chiếu trong các án đường để chứng minh những hành động vi phạm của những người chối tội. Thượng Đế cũng có máy thu hình. Chẳng những Ngài thu tất cả hành động của Bạn, mà Ngài cũng thu các tư tưởng, những ý định của Bạn.