Thursday
18
April
2024
(View: 40758)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41268)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41550)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

CHÚC PHƯỚC ĐẦU XUÂN

Friday, September 3, 201012:00 AM(View: 5779)
chuc_phuoc_dau_xuan-contentPHƯỚC HẠNH TRONG CHÚA

Mỗi độ Xuân về, mai, đào, lan, cúc…, nơi nơi tưng bừng phô sắc…

Sáng sớm tinh sương, trước khi vạn vật tỉnh thức, mọi người hối hả phủ lên những bộ y phục mới tinh sặc sỡ, vội vàng ra ngõ, tìm đến một nơi nào, mang về một nhánh lá hay một cành hoa - gọi là hái “LỘC” đầu Xuân. Hy vọng suốt năm đó, bất cứ trong nhà có thứ gì sanh sản được – người, thú hay vật – thì phải thật nhiều, thật đông, thật lớn, thật cao trọng…

Hôm đó, gia chủ không muốn bất cứ ai bước vào nhà đầu tiên, nếu người đó không được mang danh giàu sang, danh tiếng, chức vị…

Trước khi mọi sinh hoạt thường lệ bắt đầu, qúi cụ, ông bà, bố mẹ, trang nghiêm bên ấm trà nghi ngút hương sen… Con cháu trong nhà, xiêm y tề chỉnh, khép nép xếp hàng, chờ đến phiên chúc “THỌ” rồi nhận lảnh một phong bì nhỏ màu đỏ lì xì… Hết thảy những điều nầy qui về hai chữ “được PHƯỚC” của người thế gian.

Trong nhà, ngoài hiên, trước cổng, hai bên cột chính, trên mày cửa, hoặc nơi cao ngay giữa nhà, chỗ tôn nghiêm nhất, biển đề ba chữ tàu thật to: “PHƯỚC – LỘC – THỌ ”.


*

* *


Trong “Bài Giảng Trên Núi” của Chúa Jesus tại Galilee (có thể gần Capernaum), chỉ có một chữ “PHƯỚC” bao gồm tất cả. Hai Sứ Đồ Matthew và Luke ký thuật bài giảng nầy trong hai dạng thức, dù vậy nội dung vẫn là một (Mat. 5:1-12; Luke 6:20-23). Hầu như nhiều bài giảng của Chúa Jesus đã không được ký thuật trọn vẹn, vậy nên có thể một số bài giảng được lập lại ở nhiều nơi. Trong mọi biến cố, việc sưu tập những điều dạy của Chúa Jesus dẫn đưa con người vào tâm điểm sứ điệp của Ngài về Vương quốc Thượng Đế.

Hàm chứa một quang phổ các chủ đề tâm linh, Chúa Jesus đã dạy về bản chất Vương Quốc, sự thống hối, đức tin, và thờ phượng – đặc biệt về sự cầu nguyện và khiêm nhu. Luôn luôn quan tâm đến phúc lộc con người, Chúa Jesus đặc biệt chú trọng về các mối tương giao gia đình và xã hội; Ngài luận giải sâu xa về hiệu quả của những tư hữu đặt trên nền tảng đức tin và bình an tâm trí con người. Bài giảng luận khởi đầu bằng những ân phước cao quí được tích trữ trong các kho tàng dành cho những người công chính.


TÁM ĐẠI PHƯỚC (Mat. 5:1-12; Luke 6:20-23)


Khi Chúa Jesus thấy các đám đông, Ngài đi lên một sườn núi, rồi ngồi xuống. Các môn đồ đến với Ngài, và Ngài bắt đầu giảng dạy họ:

“Phước cho người khốn khó tâm linh, bởi phần của họ là Vương quốc Thiện đàng.

Phước cho người than khóc, bởi họ sẽ được an ủi.

Phước cho người khiêm nhu, bởi họ sẽ thừa hưởng đất.

Phước cho người đói khát công chính, bởi họ sẽ được no đủ.

Phước cho người khoan dung, bởi họ sẽ được khoan dung.

Phước cho người có lòng thánh khiết, bởi họ sẽ gặp Thượng Đế.

Phước cho người tạo nên hòa thuận, bởi họ sẽ được gọi là con cái của Thượng Đế.

Phước cho người bị ngược đãi vì làm điều công chính, bởi phần của họ là Vương quốc Thiên đàng.”

“Phước cho các ngươi khi bị người ta sỉ nhục, khủng bố và nói mọi điều gian ác vu khống các ngươi bởi cớ Ta. 

Hãy hân hoan và vui thỏa bởi phần thưởng các ngươi trên thiên đàng thật lớn, vì trước các ngươi họ từng hành hại các đấng tiên tri cùng thể ấy.”


*
* *

Thời Cựu Ước, khi luật pháp của Thượng Đế ban hành, Ngài “giáng xuống” trên một ngọn núi. Bấy giờ Chúa “đi lên”, lệnh truyền của Ngài như trong sấm sét rền vang, chói lòa. Nay, bằng một giọng nói nhỏ nhẹ, bình thản. Lúc trước, dân chúng được lệnh phải giữ khoảng cách của họ. Nay, được mời đến gần. Phương cách ban phước của Chúa đã thay đổi!

Dù rằng bài giảng luận nầy nhắm vào các môn đồ, song hết thảy các đám đông đều nghe (Chương 7:28). Chắc hẳn, tâm trí của dân chúng phải được chuẩn bị để tiếp nhận Phúc Âm.

PHƯỚC HẠNH (số đỏ, vận may, niềm vui tối thượng) 

Chúa Cứu Thế Jesus ban cho chúng ta tám đặc ân của “người được Phước”. Trong đó, một số đặc ân được ban cho phước hạnh hiện tại, và một số được hứa ban cho phước hạnh tương lai.

1. “Phước cho người khốn khó tâm linh…” -

Khốn khó tâm linh là một thiên tính ân phước trong tâm hồn, nhờ đó chúng ta có thể trút bỏ “cái ta” để được tràn đầy Đấng Christ. Không phải do phô trương hay ngụy tạo, khiến chúng ta “khốn khó” bằng cách ném đi những gì Thượng Đế đã ban cho chúng ta. Phải có sự kiêm nhu và hạ mình trong con mắt của chính chúng ta. Phải nhận thức rằng Thượng Đế là vĩ đại, chúng ta thì không; Ngài là Đấng Thánh, chúng ta là tội nhân; Ngài là tất cả, và chúng ta không là gì cả; chinh chúng ta phải khiêm nhu trước Ngài và hạ mình dưới bàn tay quyền lực của Ngài. Phải từ bỏ hết thảy mọi tự tin nơi sự công chính và năng lực của chính mình, hầu chúng ta chỉ có thể nương tựa trên “thiên tính xứng đáng” của Đấng Christ cho sự công nghĩa, thần linh và hồng ân của Đấng Christ trong sự thánh hóa chúng ta.

Vậy những ai tự hạ chính mình sẽ được tôn cao. Những quyền lực tâm linh trần tục vĩ đại, cao vọng sẽ tan biến cùng các vương quốc của thế gian, nhưng các linh hồn khiêm nhu, ôn hòa, nhẫn nhục sẽ nhận hưởng vinh quang của vương quốc thiên đàng.
 
2. “Phước cho người than khóc…” 

a) Đây là tâm trạng đau khổ thiêng liêng, một đau khổ vì tội lỗi, với một con mắt nhìn về Đấng Christ (Zec. 12:10). Những người than khóc thuộc về Thượng Đế, sống một cuộc đời thống hối, than van bản chất bại hoại của họ, và bởi quan tâm đến vinh quang của Thượng Đế, họ cũng than khóc cho tội lỗi của những người khác.

b) Cảm thương vi tội lỗi của những người khác, đặc biệt cảm thương cho những linh hồn bị diệt vong, và than khóc cho họ, như Đấng Christ than khóc cho Jerusalem. Dù rằng, có thể họ chưa thấy được an ủi ngay lúc đó, song một kho vựa trù phú đã dành cho họ trên thiên đàng.
 
3. “Phước cho người khiêm nhu…” 

Những người lặng lẽ tự dâng chính mình cho Thượng Đế, cho phán ngôn của Ngài, cho cây gậy của Ngài, những người đi theo sự dẫn dắt của Ngài, tuân hành những thiết kế của Ngài, và mềm mại đối với tất cả mọi người (Tít. 3:2); những người có thể gặp khiêu khích mà không nổi giận, bình thản hay mềm mại đáp lời; những người có thể bày tỏ sự không hài lòng của mình, khi có cơ hội để làm điều nầy, mà không có thái độ bất nhã; những người có thể nguội lạnh trong khi người khác nổi nóng; và trong trạng thái nhẫn nhục của mình vẫn gìn giữ được các linh hồn khác.

Hầu như, suốt toàn bộ Kinh Thánh Tân Ước, đây là điều hứa thiên thượng duy nhất ban phước hạnh thuộc về sản vật thế gian (Th. Thi 37:11).

4. “Phước cho người đói khát công chính…”

Những đói khát phước hạnh tâm linh phải nhiệt tình và dai dẳng. Đói và khát là những thèm muốn tái diễn thường xuyên và đòi hỏi những thỏa mãn tươi mới; vậy những khao khát thánh thượng nầy không dựa trên bất cứ điều gì đã có, song phải tìm cầu sự khoan dung tái ban, cùng các hồng ân tươi mới phù trợ hằng ngày.

Thượng Đế sẽ ban cho con người những gì họ khao khát để họ được thỏa mãn trọn vẹn. Chỉ có Thượng Đế mới phủ đầy các linh hồn, Ngài sẽ tuôn tràn cho những ai thật sự trống vắng và cần đến sự trọn đầy của Ngài.

5. “Phước cho người khoan dung…”

Những người sùng đạo và bác ái, thiên về thương xót, hay bố thí cho những người trong hoàn cảnh khốn khổ. Do lòng thương cảm Cứu Thế giáo, chúng ta phải dự phần vào những khổ nạn của anh em mình. Sự thương xót phải được thể hiện (Job 6:14) bằng cách nào để dâng hiến tất cả những gì chúng ta có thể giúp đỡ những người đang gặp khó khăn. Chúng ta phải thương xót những người lo lắng và buồn phiền, và an ủi họ (Job 16:5). Đối với những người mà chúng ta có lợi thế để chống trả, chúng ta không nên mạnh bạo và khắc khe với họ. Đối với những người có nhu cầu, chúng ta nên tiếp trợ họ.

Hãy thương xót những ai cần đến sự thương xót (chúng ta không biết lúc nào chúng ta có thể cần đến lòng nhân từ, vậy chúng ta phải có lòng nhân từ); nhưng đặc biệt lòng thương xót đối với Thượng Đế, bởi Ngài sẽ biểu hiện chính Ngài là Đấng Thương Xót cho những người có lòng thương xót (Th. Thi 18:25).

6. “Phước cho người có lòng thánh khiết…”

Đây là điều hứa phước hạnh bao hàm toàn diện nhất. Trong đó, thánh hóa và phước hạnh được mô tả và kết hợp trọn vẹn. Cứu Thế giáo chân chính đặt trên nền tảng thánh khiết trong lỏng, thanh tẩy những gì xấu xa ô uế (Jer. 4:14). Chúng ta phải dâng lên Thượng Đế không chỉ đôi bàn tay trong sạch, mà cùng một trái tim thanh khiết (Th. Thi:4-5; I Tim. 1:5). Một trái tim thanh khiết cũng phải đối nghịch lại sự trộn lẫn, đối nghịch lại ô nhiễm và hư hoại như rượu không pha trộn, như nước không dấy bùn. Tấm lòng phải được thánh hóa bằng đức tin và phải trọn vẹn thuộc về Thượng Đế, phải được dâng trình và bảo toàn sự trinh bạch cho Đấng Christ. “Lạy Chúa! Xin tạo trong con một trái tim thanh bạch.”

Gặp được Ngài bằng đức tin trong hiện trạng của chúng ta là một thiên đàng ở hạ giới. Gặp được Ngài với trạng thái của chúng ta trong tương lai là thiên đàng ở thiên đàng. Muốn gặp Ngài như chính hiện thể của Ngài diện đối diện, không qua một gương soi mờ tối; muốn gặp Ngài như gặp chính chúng ta; muốn gặp Ngài để vui thỏa với Ngài; muốn gặp Ngài và muốn giống như Ngài, để thỏa nguyện khát vọng “giống Chúa” (Th. Thi 17:15); và muốn gặp Ngài vĩnh cửu, không bao giờ xa rời nhãn quan của Ngài: Đây là PHƯỚC HẠNH CỦA THIÊN ĐÀNG.

7. “Phước cho người tạo nên hòa thuận…”

Tạo sự hòa thuận hết lòng và mạnh mẽ, ấy là thể hiện tình yêu, khát vọng và vui thỏa trong hòa hiệp: Khi mà chúng ta có thể, để bảo toàn hòa thuận một cách tích cực, để tránh tan vỡ, để phục hồi sự hòa hiệp đã tan vở, để chính mình biết nghe những khuyên giải hòa thuận, và để sẵn sàng tạo hòa thuận cho những người khác. Nơi nào còn khoảng cách giữa vòng anh chị em, những người lân cận, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể thích ứng cho sự thuận hiệp, và chúng ta phải là người tu bổ những hư hỏng.

Thượng Đế sẽ thu nhận những người như vậy, và nhờ đó họ trở nên giống như Ngài. Ngài là Thượng Đế hòa bình, Đấng Con Thượng Đế (Chúa Cứu Thế Jesus) là Vua hòa bình, Đức Thánh Linh là Thần Linh hòa bình. Con cái của thế gian (ma quỉ) thích lưới cá trong những vùng nước quấy động, song con cái của Thượng Đế là những người tạo hòa bình.

8. “Phước cho người bị ngược đãi vì làm điều công chính…”

Những ai bị rình rập, truy tầm, săn bắt, ngăn cấm, triệt hạ… như những con dã thú độc hại là những người đã và đang bị tìm kiếm để tiêu diệt. Điều nầy ngăn chận các phước hạnh dành cho những người chịu khổ vì công chính, và bị gán cho những tư tưởng và hành động ác độc xấu xa, trái ngược sự thật đối với các việc làm của họ. Ánh sáng và bóng tối không thể lẫn lộn. Con người thiện và ác không thể nhận diện sai lầm. Một phần lớn án phạt đã dành sẵn cho họ.

Đây không phải là khổ nạn, song là nguyên nhân tạo nên tử đạo. Dù những kẻ khủng bố ngụy biện thế nào, chính vì quyền lực thánh thượng mà người công chính vô tình bị xem như kẻ thù nghịch, thật mỉa mai, chính Đấng Christ chân thần cùng sự công chính của Ngài bị ma quỉ khinh thường và bách hại!

Không thể dùng đủ lời để diễn tả sự nhẫn nhục và gian nan trong những khổ nạn, song chúng ta phải thỏa lòng vì danh dự, vinh quang, uy quyền, hài hòa với phúc lộc của khổ nạn vì Đấng Christ quá nhiều hơn những đớn đau, sỉ nhục và chết chóc…

*

* *

 
Nhân đầu Xuân, kính chúc và cầu xin hết thảy những phước ân thiên thượng tràn đầy trên mỗi cuộc đời chúng ta.

(Để tưởng nhớ và tạ ơn Chúa: Ngài đã bồng ẫm, chăm sóc và chữa lành con trọn vẹn và nhanh chóng, sau 5 ngày đêm nằm trong bệnh viện KP giải phẫu xương cột sống – Feb. 17-22/2010 – Nhi Hồ)
Send comment
Your Name
Your email address
Thượng Đế bày tỏ chính Ngài qua các danh của Ngài. Ngài bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh dể chúng ta hiểu rõ Ngài hơn thật sự Ngài là ai. Nghỉa phía sau danh Thượng Đế là trung tâm của cá tính (Centtral Personality) Ngài và đặc tính (Character) của Đấng mang danh đó.
Từ thuở khai thiên lập địa, trải qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu biến cố xảy ra trong tiến trình tạo dựng sự sống trên đất nầy, Lịch sử Nhân loạiđã minh chứng đầy đủ, cụ thể và rõ ràng tính chất thực hữu của Kinh Thánh - không phải thần thoại, sáng tạo hay truyền khẩu… Thật vậy, qua những công trình nghiên cứu, khảo cổ, truy tầm, mạo hiểm trong các miền sa mạc hoang dã…
Một thứ tà giáo mới, lôi kéo hàng ngàn người xuống địa ngục! Từ những kỹ nghệ, thương trường đến các hình thức văn nghệ, điện ảnh, âm nhạc,… danh từ “Tân Thế Hệ” (New Age) trở nên ngày càng quen thuộc trong thập niên 80. Đây là một phong trào đã và đang thu hút nhiều người tin theo, vì nó hứa hẹn đem lại hy vọng và bình an, đúng vào lúc con người tuyệt vọng cần đến.
Trong Ngày Phán xét, Bạn sẽ thấy tội lỗi của Bạn bị vạch trần cho cả thế giới, và cá nhân Bạn sẽ phải đối diện với chúng. Chúng ta sẽ thấy những cuộn băng chiếu trong các án đường để chứng minh những hành động vi phạm của những người chối tội. Thượng Đế cũng có máy thu hình. Chẳng những Ngài thu tất cả hành động của Bạn, mà Ngài cũng thu các tư tưởng, những ý định của Bạn.