Thursday
28
March
2024
(View: 40579)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41001)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41324)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

TRONG ÁNH SÁNG CỦA NHỮNG LỜI KINH THÁNH TIÊN TRI: TẤN CÔNG HOA KỲ

Thursday, June 23, 201112:00 AM(View: 6058)

“Năng lực của nó sẽ mạnh mẽ, nhưng không phải bởi chính quyền lực của nó: nó sẽ hủy hoại lạ thường, sẽ thịnh vượng và làm điều tư ý, nó sẽ phá hại những kẻ mạnh và các dân thánh” (Daniel 8:24).

 Thảm kịch lớn chưa từng thấy đã diễn ra trong lịch sử tương đối trẻ trung Hoa kỳ. Quằn quại, đau thương, khốn khó sẽ không qua đi trong vài tháng, nhưng sẽ tiếp tục vô cùng, đặc biệt cho các thành phần trong gia đình và những người thương yêu của những người bị tiêu diệt.

 Cảnh tàn phá chúng ta thấy trực tiếp trên màn ảnh truyền hình và các thị chứng nhân mô tả, như những ấn tượng từ một truyện phim khoa học giả tưởng. Nhiều người nói: “Tôi không thể tin điều đó,” hoặc “Chắc tôi nằm mơ.” Một số khác nói: “Thực trạng chưa bắt dầu; tôi không thể hiểu được.” Một nhân chứng khác thực sự nói: “Tôi tưởng người ta đang quay phim cho Hollywood.” Nhưng thảm kịch hoàn toàn quá thật. Không phải một phim ảnh; không phải một giả thuyết khoa học. Đó là một cuộc tấn công gian ác, vô nhân và tàn bạo nhất trên các biểu tượng chủ nghĩa Hoa kỳ: Trung tâm Giao thương Thế giới. Đó là một cuộc tấn công trên nền văn minh tân tiến, trên dân tộc yêu hòa bình, trên luật pháp, trật tự và phẩm giá.

 Cuộc tấn công vào Ngũ giác đài – một biểu tượng an ninh thế giới – bị xâm phạm để thế giới thấy rằng bọn khủng bố có thể đánh hạ cả những lực lượng võ trang hùng hậu nhất thế giới.

 Mục tiêu thứ ba, được thoát khỏi, họặc Toà Bạch Oc hoặc Toà Quốc Hội, cả hai đều danh tiếng toàn cầu là những biểu tượng dân chủ mạnh mẽ nhất thế giới. Rõ ràng, bọn khủng bố đã cẩn thận thiết kế một chiến thuật cho thế giới văn minh biết sự bất lực của mình.

Mặc dù Hoa kỳ đã mất hàng ngàn mạng sống qua nhiều cuộc chiến trong lịch sử, chúng ta đã luôn luôn có một kẻ thù được nhận dạng và xác định rõ ràng. Dù vậy, cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín 2001 thì khác hẳn. Các tên khủng bố tự sát cư ngụ tại Hoa kỳ, và chúng sử dụng những phi cơ Hoa kỳ cho hành động sát nhân của chúng. Tất cả bọn chúng đều chết.

Những kẻ chủ mưu và điều động cuộc tấn công không có xứ sở với lá cờ, không hiến pháp hoặc thiết lập các biên cương. Chúng không có đại sứ tại các quốc gia khác, cũng không có một kỷ nghệ có thể được nhận dạng hay liên hệ rõ ràng với quốc gia họ. Chúng không có luật pháp thành văn ngoại trừ sự giải kinh Islam (Hồi giáo) của họ. Và theo các cuộc điều tra trước kia phát giác, chúng phân tán khắp thế giới, kết hiệp với nhau duy nhất vì lòng thù hận bất dung đối với tất cả những

người không phải Muslims (Hồi giáo), đặc biệt những cư dân Israel và Hoa kỳ. Đây qủa thật là một loại kẻ thù chúng ta chưa hề chạm trán trước kia.

Thảm kịch nầy hoàn toàn chấn động mọi người, kể cả các chức quyền tình báo, quân sự và chính phủ. Mặc dù hàng chục ngàn người chính họ đang bận rộn trong các công việc phòng thủ va an ninh cho nhân dân Hoa kỳ, biến cố xảy đến với họ thật bất ngờ.

 

Tìm Hiểu kẻ Gian Ác

 Người công dân Hoa kỳ bị chấn động bởi các tin tức. Chúng ta đau buồn với những người đang đau buồn, và chúng ta than khóc với những người đang than khóc. Niềm kiêu hảnh của người Hoa kỳ đã bị tổn thương nặng nề. Nhiều người hỏi: “Có lời giải đáp cho thảm trạng nầy chăng?” “Sẽ có những cuộc phản công chăng? Chống lại ai?” “Trong tương lai, các chức quyền an ninh sẽ hành động như thế nào?” “Trong tương lai, còn cách nào tránh được những thảm họa nầy chăng?” Đương nhiên phải có những câu hỏi nầy và nhiều câu hỏi khác, và hết thảy chúng ta bận rộn cố tìm những lời giải đáp.

 Để hiểu biết thêm về thảm trạng nầy, chúng ta cần phân biệt giữa những sự việc thuộc thế gian và những sự việc thuộc Hội Thánh Đấng Cứu Thế Jesus.

 Chúng ta phải tìm để thấy được bối cảnh cùng những lý do đưa đến một tai họa như thế. Dù sao, Kinh Thánh dạy rằng: “… sẽ có điều gian ác trong một thị trấn, mà Chúa đã không làm việc đó sao?” (Amos 3:6) Mặc dù thần của thế gian nầy, kẻ độc ác, cai trị các dân tộc, vẫn là đối tượng cho thẩm quyền sau cùng đến từ Thượng Đế của tạo vật, Thượng Đế của Israel. Chúng ta thử xem một vài hậu qủa tương phản trong Kinh Thánh:

 Pharaoh (Vua xứ Egypt)

 Pharaoh là kẻ đầu tiên hủy diệt dân tộc Israel khi Ông truyền lịnh phải trấn nước tất cả những đứa bé trai dưới sông Nile. Đây là việc làm của kẻ độc ác, Satan, kẻ hủy diệt. Nhưng Thượng Đế dùng hành động gian ác nầy để khiến cho Moses được đem vào gia đình của Pharaoh, và cuối cùng Moses trở thành người giải cứu con cái của Israel khi Ông dẫn họ ra khỏi vòng nô lệ đi vào miền tự do.

 Pharaoh là người đã mưu định tiêu diệt con cái của Israel bằng nước, thì chính Ông đã bị hủy diệt bằng nước khi Ông vượt qua Biển đỏ với 600 tuyển binh xa mả của Ông.

 Haman

 Sau đó trong lịch sử, chúng ta đối diện với một kẻ thù khác của người Jews (Do thái giáo): Haman, người Agagite. Con người qủy quyệt nầy mưu định tiêu diệt dân tộc Jews. Để biểu dương lòng thù hận, Ông dự định treo cổ Mordecai, người Jew, trên một giá gỗ cao 75 bộ mà Ông đã dựng trên đất của Ông. Nhưng kết qủa

được chép cho chúng ta trong Sách Esther 7:10 như sau: “Vậy họ treo cổ Haman trên cái giá gỗ mà Ông đã sữa soạn cho Mordecai.”

Những người Jews không bị tiêu diệt; song điều trái ngược lại xảy ra: “Vả, trong mọi tỉnh lỵ, và trong mọi thị trấn, bất cứ nơi nào, chiếu chỉ và lịnh truyền của vua chuyển đến, thì người Jews vui mừng, hoan lạc, yến tiệc, cả ngày thỏa dạ. Và nhiều người dân trong xứ trở thành người Jews, bởi sự sợ hải người Jews đổ trên họ” (Esther 8:17).

 Hitler

Trong lịch sử gần hơn, chúng ta được giới thiệu một con người ác độc khác, Adolf Hitler, kẻ cai trị Đức quốc. Ông thực hiện “Giải Pháp Cuối Cùng,” chương trình của Ông là tiêu diệt tất cả người Jews trên mặt địa cầu. Ông và các tay sai của Ông đã sát hại trên 6 triệu người Jews trong các ”Lò Thiêu Sống” (Holocaust). Đa số bị hỏa thiêu bằng những lò khí đốt trong các trại tập trung rải rác khắp Âu châu. Còn Hitler chết như thế nào? Thân thể Ông bị tưới dầu xăng và đốt cháy không thể nhận dạng.

 Những đối xử độc ác của Holocaust và thái độ không chấp nhận người Jews của hầu hết các nước, đã đưa đến sự thành lập Quốc gia Israel ngày 14 Tháng Năm, năm 1948.

 HỘI THÁNH VÀ CHÍNH QUYỀN

 “Bởi nhiều kẻ lừa dối đi vào thế gian, ấy là những kẻ không tôn nhận Đấng Cứu Thế Jesus đã đến bằng nhục thể. Đây là một tên bịp bợm và cũng là một kẻ chống Chúa” (II John 1:7)

 Không phải chỉ có sự giảng dạy của Hồi giáo phủ nhận sự kiện Đấng Cứu Thế Jesus, Con Thượng Đế, đến bằng nhục thể, mà hết thảy các tôn giáo, kể cả “Hội thánh giáo,” nói rõ hơn đây là một hội thánh, giáo hội, một nhóm người, hay những cá nhân không tin rằng Thượng Đế đến bằng nhục thể và ứng nghiệm những lời tiên tri trong Cựu Ước. Đây là những “kẻ chống Chúa” mà Sứ đồ John đã mô tả trong thánh thư của Ông. Họ hạ gía Kinh Thánh không khác hơn một quyển sách tốt, dùng như kim chỉ nam cho đạo đức và cũng là một đóng góp lớn vào tiến trình văn minh!

 Do đó, Hội thánh giáo là một dụng cụ khác mà Satan dùng để hiệp nhất toàn thế giới, tạo hòa bình và thịnh vượng cho mọi người. Mục tiêu tối hậu của Satan là muốn dược tôn thờ như một vị thần, tự nâng cao mình lên trong nhãn quan của những người bị nó dối gạt.

Kinh Thánh tuyên cáo rõ ràng: “… Thiên Ngôn đã thành nhục thể, ở giữa chúng ta, (và chúng ta chiêm ngưởng vinh quang Ngài, như vinh quang của Con sanh duy nhất của Thiên Phụ) đầy ân sủng và chân lý” (John 1:14).

Thiên Ngôn là ai? Sứ đồ John bắt đầu ký thuật Phúc âm của Ông thể nầy: “Từ nguyên khởi đã có Thiên Ngôn, Thiên Ngôn ở cùng Thượng Đế, và Thiên Ngôn là

Thượng Đế. Từ nguyên khởi, Thiên Ngôn đã ở cùng Thượng Đế. Hết thảy mọi vật được tạo nên bởi Ngài, và không vật chi được tạo nên mà chẳng bởi Ngài. Sự sống ở trong Ngài, và sự sống là ánh sáng của loài người. Ánh sáng chiếu soi nơi tăm tối, và tăm tối không tiếp nhận ánh sáng(John 1:1-5). Đây là lịch sử – quá khứ, hiện tại và tương lai. Thiên Ngôn có từ nguyên khởi, trở thành nhục thể, và minh chứng cho mọi người rằng sự cứu độ chỉ có thể đạt được bằng một phương cách – là qua Chúa Jesus.

 Ý nghĩa những chữ nầy là gì “… tăm tối không tiếp nhận ánh sáng?” Người nào sống trên đất nầy mà không tin rằng Đấng Cứu Thế Jesus đã hoàn thành sự cứu độ toàn hảo trên thập giá Calvary, khi Ngài tuôn đổ sự sống của Ngài trong huyết Ngài, đó là những người “không tiếp nhận ánh sáng.”

 Chính Chúa Jesus minh chứng điều sau đây trong John 3:36: “Kẻ nào tin nơi Thiên Tử thì được sự sống vĩnh cửu: kẻ nào không tin Thiên Tử thì sẽ không thấy sự sống; nhưng cơn thịnh nộ của Thượng Đế ở trên họ.” Với sự kiện Kinh Thánh nầy trong trí, chúng ta phải kết luận rằng chỉ có hai nhóm người:

1. Những người có Đấng Thiên Tử, và sau đó được sự sống đời đời;

2. Những kẻ không tin, và do đó sẽ không thấy sự sống vĩnh cửu, nhưng “… cơn thịnh nộ của Thượng Đế ở trên họ.”

 Là tín đồ Cứu thế giáo, chỉ có một phương cách để phân giải biến cố kinh hoàng đã xảy ra ngày 11 tháng Chín trên Bờ Biển Miền Đông Hoa Kỳ: Ấy là Lời của Thượng Đế. Chúng ta cũng có thể dùng các nguyên lý căn bản nầy khi phân tích tất cả những biến cố, những mâu thuẫn và chiến tranh từ trước, hiện tại và tương lai. Mọi sự luôn luôn quay về Lời của Thượng Đế.

Chúa Jesus phán rằng những người được sanh lại là ánh sáng thế gian. Chúng ta chứng minh cho hết thảy mọi người mọi nơi rằng Chúa Jesus cứu độ và Ngài sẽ trở lại. Không cách nào khác để lên thiên đàng, mà chỉ qua danh Chúa Jesus, điều nầy được xác tín rõ ràng trong Sứ đổ 4:12: “Không có sự cứu độ trong Đấng nào khác, bởi ở dưới trời không có danh nào khác ban cho trong vòng loài người, để phải nhờ đó mà chúng ta  được cứu.” Nhưng chúng ta không phải Hoa kỳ, chúng ta cũng không phải Saudi Arabia, Afghanistan, Anh quốc hay Nga sô. Chúng ta là con cái của Thượng Đế, là những người sống rải rác khắp thế giới. Không cần biết họ có thể đi nơi nào, chính Bạn luôn luôn sẽ gặp được những người tín đồ tái sanh. Có những người Cứu thế giáo đã làm việc, hay thăm viếng Trung tâm Giao thương Thế giới. Cùng thể ấy, có những tín đồ Cứu thế giáo sống trong các xứ xuất phát những tên khủng bố mang bom tự sát. Do đó, là tín đồ Cứu thế giáo chân thật, chúng ta phải hết sức thận trọng đối với sự xét đoán của chúng ta về mọi dân tộc, bởi Kinh Thánh dạy rằng

chúng ta xét đoán những người khác thế nào, thì chúng ta sẽ bị những người khác xét đoán thể ấy.

 CÁC ĐOÀN THẬP TỰ CHINH

 Đối với chúng ta, xem như thường tình khi chúng ta vạch trần những điều giảng dạy về bạo lực trong Kinh Koran của Muslim (Hồi giáo, chúng ta sẽ bàn qua trong phần sau), song trước nhất, chúng ta nên hiểu rằng Hội-thánh-giáo cũng phạm tội giảng dạy và hành sử bạo lực thê thảm chống lại những người khác.

 J. M. Roberts đã viết trong “Một Sử Liệu Âu Châu”:

 Từ ngữ “crusade” (cuộc vận động) ngày nay được dùng cách phóng túng để phô trương công khai sự ủng hộ nhiệt tình đối với hầu hết mọi nguyên nhân, song đã lâu rồi từ ngữ nầy được áp dụng thuận tiện hầu như riêng cho một loạt viễn chinh quân sự từ các lãnh địa Cứu thế giáo tây phương đến Syria và Palestine trong những thế kỷ 12 và 13, nhằm mục đích thu hồi các Thánh Địa ở Syria và Palestine khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Do quyền thế của Giáo hoàng, những người tham gia được bảo đảm các phúc lợi tâm linh quan trọng như: sau khi chết, họ sẽ được khoan hồng trong thời gian linh hồn của họ trải qua trong luyện ngục, và nếu họ chết trong cuộc viễn chinh họ được hoàn thành nghĩa vụ tử đạo. Những người được bảo đảm như thế – thậm chí những trẻ con, đã một thời – chiếm giữ được Levant (miền đông duyên hải từ bờ biển Mediterranean đến Sa mạc Syrian và Arabian trong thế kỷ 19) nơi tuyến đầu ý thức hệ của các nhà cầm quyền phương tây và Giáo hội Roman suốt hơn hai thế kỷ.

 Cuộc viễn chinh đầu tiên và thành công hơn hết phát động năm 1096, đã được cổ võ tại Hội đồng Clermont bởi chính bài giảng của Giáo hoàng, các tin tức về việc nầy sớm lan truyền. Được khích lệ bởi sự phát hiện, lạ lùng và thích ứng, cây lao đã đâm vào hông của Đấng Christ khi Ngài bị treo trên thập giá, những người viễn chinh tái chiếm Jerusalem, nơi đó họ liên hoan sự chiến thắng của Phúc âm Hòa bình bằng một cuộc tàn sát những tù binh, đàn bà và gồm cả trẻ con.

 Cuộc viễn chinh thứ nhì (1147-9), trái với lần đầu, khởi sự bằng một cuộc tàn sát cuồng nhiệt (những người Do thái giáo tại Rhineland), và sau đó, dù sự hiện diện của một hoàng đế và một vị vua Pháp quốc đã ngợi khen như một thành công lớn lao hơn chiến thắng trước, nhưng đó là một thảm họa.

 THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG THẬP TỰ CHINH

 Quan trọng nhất là bốn cuộc viễn chinh đầu tiên, cùng với sự thanh toán công trình sáng lập “Hải ngoại” của họ, tạo thành cái mà thường được gọi là thời đại Thập Tự Chinh.

- Năm 1095 AD (sau Công nguyên), Giáo hoàng Urban II công bố Đệ nhất Thập Tự Chinh tại Hội đồng Clermont. Sự kiện nầy mang lại kết quả như sau:

 - 1099 - Chiếm cứ thành thánh Jerusalem và thiết lập các Vương quốc Latin.

- 1144 - Quân Seljuk Turks (Thổ nhỉ kỳ) chiếm cứ thị trấn Edessa (của người Cứu thế giáo), và sự sụp đổ đó gợi hứng cho bài giảng của Tu sĩ Thần học St. Bernard về một cuộc viễn chinh mới (năm 1146).

- 1147-9 - Đệ nhị Thập Tự Chinh, thất bại (kết quả đáng kể duy nhất là sự chiếm cứ Lisbon bởi một đội hải thuyền Anh quốc và chuyển lại cho vua Portugal).

- 1187 - Saladin tái chinh phục Jerusalem cho Hồi giáo.

- 1189 - Phát xuất Đệ Tam Thập Tự Chinh, Nhưng thất bại trong việc thu hồi Jerusalem.

- 1192 - Saladin cho phép những ngừơi hành hương vào Thánh Mộ.

- 1202 - Đệ Tứ Thập Tự Chinh, đoàn viễn chinh quan trọng sau cùng, kết qủa chiếm cứ và phá hủy constantinople (1204), và thiết lập tại đó một Đế quốc Latin.

- 1212 - Đoàn quân gọi là “Thiếu Nhi Thập Tự Chinh.”

- 1216 - Đệ Ngũ Thập Tự Chinh chiếm cứ Damietta tại Egypt, không lâu thì bị thất trận.

- 1228-9 - Hoàng đế Frederick II (người bị giáo hội đoạn phép thông công) điều động một “Đoàn Thập tự chinh” và tái chiếm Jerusalem, rồi xưng mình là vua.

- 1239-40 - “Các Đoàn Thập tự chinh” do Theobald of Champagne và Richard of Cornwall.

- 1244 - Jerusalem bị Hồi giáo tái chiếm.

- 1248-54 Louis IX của Pháp hướng dẫn một Đoàn Thập tự chinh đến Egypt, tại đây Ông bị bắt giam, nộp tiền chuộc để được tha, rồi tiếp tục hành hương về Jerusalem.

- 1270 - Thập tự chinh lần thứ hai của Louis IX, chống lại Tunis, và Ông chết tại đây.

- 1281 - Acre, điểm tiến cuối cùng của Pháp trong lãnh địa Levant, bị lọt vào tay Hồi giáo.

 Có nhiều cuộc viễn chinh khác cũng được gán cho là “Thập tự chinh,” đôi khi với tính cách chính thức. Một số được điều động chống lại các dân không thuộc Cứu thế giáo (như những người Moorish Spain và Slav), một số chống lại các dân dị giáo (như những người Albigenses), một số chống lại các quốc vương là những người xúc phạm đến thể chế giáo hoàng. Cũng có những cuộc viễn chinh phù du khác đến vùng Cận Đông. Năm 1464, Pius II thất bại trong việc tìm sự yễm trợ cho sự kiện Ông muốn làm một cố gắng sau cùng để dựng lên một Đoàn Thập tự chinh khác đi vào vùng đó.

 Nhiều tài liệu khác sưu tập những bạo tàn qúa mức của Hội thánh giáo, đặc biệt là các Đoàn Thập tự chinh.

Hàng ngàn quyển sách về lịch sử Âu châu chứng minh rằng Cứu thế giáo làm chính trị thì chỉ sản xuất

một Hội thánh giáo không có sự tương quan với Hội thánh chân chính của Đấng Cứu Thế Jesus.

 Dù vậy, với cái nhìn của nhóm người còn lại trong dân gian ngòai Hội thánh giáo, người ta chưa nhận

thức được sự khác biệt. Theo quan điểm Hồi giáo, hoặc Bạn là một người Hồi giáo, hoặc là một kẻ vô tín, bị khuất phục dưới sự cải hóa ép buộc.

 Gần 150 năm qua, một cuộc Nội Chiến đã tàn phá xứ sở chúng ta. Đôi bên đều tích cực tín ngưỡng, và bên nào cũng cho rằng mình chiến đấu vì Thượng Đế và tổ quốc. Hiểm họa là khi mỗi bên không phân biệt được rõ ràng Hội thánh của Đấng Cứu Thế Jesus tuyệt đối gồm những tín đồ tái sanh, và hội thánh chánh trị mà tôi đã mệnh danh là “Hội thánh giáo.”

 Còn chúng ta là những tín đồ Cứu thế giáo phải hành động thế nào tại Hoa kỳ, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới? Chúng ta phải tuân hành theo Lời Kinh Thánh

 Kinh Thánh Romans 13:1-6 bày tỏ điều nầy rõ ràng không thể nghi ngờ: “Mọi linh hồn phải thuận phục các quyền lực cao hơn. Bởi không quyền lực nào không thuôc về Thượng Đế: các quyền lực hiện hành là do Thượng Đế chọn phong. Do đó, hể ai chống cự quyền lực là chống cự sự chọn phong của Thượng Đế: và những kẻ chống cự thì chính họ sẽ nhận sự rủa sả. Bởi những kẻ cai trị không phải là điều khủng khiếp cho những việc thiện, song cho kẻ gian ác. Vậy các ngươi muốn khỏi sợ quyền lực chăng? Hãy làm việc lành, rồi các ngươi sẽ được ngợi tôn: Bởi kẻ ấy là người phụng sự Thượng Đế làm việc lành cho các ngươi. Song nếu các ngươi làm điều gian ác, thì hãy lo sợ; vì kẻ cầm gươm không phải là vô ích: bởi kẻ ấy là người phụng sự Thượng Dế, một kẻ thừa hành để giáng cơn thịnh nộ trên kẻ nào làm điều gian ác. Bởi đó, các ngươi cần phải thuận phục, chẳng phải chỉ vì cơn thịnh nộ, song cũng vì cớ lương tâm. Bởi nguyên nhân nầy mà các ngươi cũng phải nộp thuế cống hiến: bởi họ là những người phụng sự Thượng Đế, liên tục chăm lo việc nầy.” Một số người cho rằng điều nầy chỉ áp dụng nếu nhà cầm quyền nhân đức và thiết lập trên các nguyên lý Kinh Thánh; dù vậy không có tài liệu nào thật sự hỗ trợ cho điều đó trong Kinh Thánh.

 Chúng ta phải thuận phục “quyền lực cao hơn.” Luther chuyển dịch các từ ngữ “quyền lực cao hơn” là “quyền thế hành sử.” Để trợ lực cho những chữ nầy, Kinh Thánh tiếp tục: “... không quyền lực nào không thuộc về Thượng Đế.” Căn cứ trên câu nầy, thì đúng thật là trường hợp “... các quyền lực hiện hành do Thượng Đế chọn phong.”

 Chúng ta không nên quên rằng các Sứ đồ Peter và Paul đã vâng theo và tuân phục chính quyền hiện hành, ấy là lực lượng chiếm đóng của Rome. Thậm chí Chúa Jesus chính Ngài đã không dùng bất cứ phương cách nào chống lại chính quyền chiếm đóng của Rome.

 Thật vậy, Ngài công khai khuyến khích nộp thuế cho những kẻ chiếm cứ xứ sở Ngài. Tôi muốn theo những

bước đi của Chúa bởi Ngài đã dạy chúng ta rõ ràng rằng Vương quốc của Ngài không thuộc về thế gian nầy. Chúng ta không chiến đấu chống lại nhục và huyết, song nghịch lại các chủ tể và quyền lực ma qủi ở dưới các từng trời, là những kẻ đang hành động trong vòng con cái của sự bất tuân. Vậy, những ai là con cái của sự bất tuân? Là hết thảy những người không tin Chúa Jesus là Đấng Cứu Độ và là Con Đường duy nhất để lên Thiên đàng.

  HỒI GIÁO TRONG NHỮNG THỜI CUỐI CÙNG

Chúng ta đã bàn luận tổng quát về Cứu thế giáo và trưng dẫn rằng nhiều người trong tôn giáo của chúng ta đã liên kết gây nên những vấp phạm lớn lao bằng cách chính trị hóa tôn giáo, rồi sau đó dùng lực lượng để bành trướng Cứu thế giáo tại nhiều nơi. Chúng ta nhấn mạnh rằng thứ tôn giáo đó không có sự liên hệ trực tiếp với Hội thánh của Đấng Cứu Thế Jesus – Hội thánh chỉ gồm những tín đồ tái sanh. Chúa Jesus nói về Hội thánh đó như một bầy chiên nhỏ, có khi bị khinh dễ và loại trừ, có khi bị hành hạ, và thỉnh thoảng bị giết hại bởi niềm tin nơi Chúa Jesus. Điều nầy đang diễn ra cả đến ngày nay.

Khi nói về Hồi giáo, chúng ta phải lưu ý rằng trong vòng tôn giáo đó có đa số đông người yêu chuộng hòa bình, xây dựng gia đình, cung cấp thực phẩm và gia cư, và nếu có thể, thiết lập các tiêu chuẩn sự sống, hầu cho con cháu họ sẽ có một cuộc đời tốt đẹp hơn.

 Nhưng khi tôn giáo nầy, hay bất cứ tôn giáo nào khác, vì vấn đề đó (cố sức cho sự sinh tồn), phải chính trị hóa, rồi vấn đề đó trở thành một vũ khí tối nguy hiểm trong tay những kẻ cuồng tín. Điều nầy từng được biểu dương bằng nhiều cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra từ khi Israel lập quốc năm 1948. Thật vậy, hành động khủng khiếp nhất là bàn tay ác qủi đã giết hàng ngàn người qua cuộc tấn công tự sát tại Trung Tâm Giao Thương Thế Giới và Ngũ Giác Đài.

Là tín đồ Cứu thế giáo, nếu chúng ta cho phép các lực lượng gian ác trắng trợn gán tội cho hết thảy các quốc gia Arab và Muslim (Hồi giáo) do tội ác khủng khiếp nầy chống lại Hoa kỳ, thì ma qủi đã đắc thắng lớn. Do đó, khi nào chúng ta phân giải các biến cố, thảm họạ, xung đột và chiến tranh, trước nhất chúng ta phải áp dụng qui tắc Chúa Jesus đã ban cho chúng ta để phân biệt hai nhóm: “Người nào tin nơi Con Ngài thì có sự sống trường cửu: và kẻ nào không tin Con Ngài thì sẽ không thấy sự sống; nhưng cơn thịnh nộ của Thượng Đế ở trên họ” (John 3:36). 

Islam (Hồi giáo) là gì?

 Từ ngữ Arab “Islam” có thể được chuyển dịch là “phục tùng.” Tất nhiên, trong trường hợp nầy, có nghĩa là phục tùng ý muốn của Allah. Tôn giáo nầy được thành lập trong thế kỷ thứ bảy và nhấn mạnh tính cách đơn nhất của Thượng Đế. Quyển sách thánh của họ là

Koran, và vị tiên tri duy nhất hay sứ gỉa của thần Muslim Allah, được gọi là Mohammed.

 Dưới tiêu đề ”Lịch sử,” Tân Tự điển Bách khoa Hoàn vũ Webster’s (Barnes & Noble:1997) viết như sau:

 LỊCH SỬ: Islam khởi đầu là một tôn giáo truyền đạo và chiến đấu, giữa khoảng năm 711 và 1492, trải về phương đông đến Ấn độ, qua phương tây đến Bắc Phi châu, rồi lên phương bắc xuyên Gibraltar đến bán đảo Iberian. Suồt thời Trung Cổ, các học gỉa Hồi giáo bảo tồn kiến thức Hilạp- Lamả cổ, trong Thời kỳ Tăm tối thắng lợi trên Cứu thế giáo Âu châu. Hồi giáo được xem như kẻ thù của Cứu thế giáo, bởi các quốc gia Âu châu trong thời Thập tự chinh cùng những xứ Cứu thế giáo hiệp lại chống dân tộc Hồi giáo cho tới trận chiến Lepanto năm 1571. Bị đuổi khỏi Âu châu, Hồi giáo vẫn tồn tại vững vàng ở Bắc Phi châu và Trung Đông.

 Hồi giáo là một lực lượng chính yếu trong thế giới Arab, và là một tiêu điểm cho chủ thuyết quốc gia trong các dân tộc Trung bộ Á châu Sô-viết. Đó cũng là một yếu tố quan trọng tại Pakistan, Indonesia, Malaysia, và vài nơi ở Phi châu. Đó là một tôn giáo lớn thứ nhì trong Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ireland (Ái nhỉ lan). Kể từ Thế chiến II, từng có một cuôc trổi dậy của Hồi giáo chính thống (thường quyết liệt chống đối các tư tưởng Tây phương) tại Iran, Libya, Afghanistan, và vài nơi khác. Trong bản tuyên ngôn của Liên hiệp Vương quốc Anh & Bắc Ireland năm 1987, Tiếng Nói Hồi giáo đòi hỏi các quyền theo quan niệm Hồi giáo về giáo dục (như là giảng dạy duy nhất cho một giới tính) và tránh khiêu vũ, tắm lẫn lộn, và giáo huấn tình dục.

 Koran là Kinh thánh chăng?

 Trong quyển Các Nguồn Gốc Hồi Giáo do Giáo sĩ W. St. Clair-Tisdall biên khảo và Tiến sĩ Triết Sir William Muir (Bologna) chuyển dịch, tác giả phân tích các bản văn Koran, quyển sách thánh của Muslim, so sánh và nêu lên các quan điểm mâu thuẩn, bởi đó Ông, và độc gỉa, phải kết luận rằng bối cảnh trong sách Koran được căn cứ trên những tình huống mà tiên tri Mohammed đã từng trải, do đó không được kể là Kinh thánh.

Koran: Chìa Khoá của Khủng Bố?

 Bản trích dẫn từ quyển Các Nguồn Gốc Hồi Giáo, viết trong thập niên 1800, biên sao lại các danh tính và địa danh thật đích xác với chính tả nguyên thủy. Giáo sĩ W. St. Clair-Tisdall đã trải qua suốt đời Ông tại Persia (Batư) dường như đã viết bản văn nguyên thủy nầy bằng ngôn ngữ Arab. Mấy trang nầy chứng tỏ ràng Hồi giáo nhất quyết hội nhập bạo lực để chống lại những người không Hồi giáo. Trong khi chủ trương đó không còn áp dụng tổng thể khắp thế giới Hồi giáo, thì điều nầy được biểu hiện rõ ràng, đặc biệt trong ba thập niên qua, các phần tử cuồng tín trong Hồi giáo đã lạm dụng 

các bản văn đó để biện minh những việc làm qủi quái:

trở thành những kẻ sát nhân tập thể bằng cách tự sát.

Đặc biệt từ khi thành lập quốc gia Do thái, những người Hồi giáo háo chiến đã hiệp lại thành những nhóm dưới các hệ thống và những người lãnh đạo khác nhau, nhóm tăm tiếng nhất là PLO do Yasser Arafat lãnh đạo. Dù vậy, tất cả các nhóm rải rác khắp thế giới Hồi giáo hiệp lại nhằm mục đích lọai trừ quốc gia Israel và thành lập một quốc gia Hồi giáo thay vào đó.

 DO THÁI VÀ HỒI GIÁO

  Khi quốc gia Israel (Do thái) được công bố ngày 14 tháng Năm 1948, hầu hết các nhà quan sát quốc tế, các chức quyền quân sự, cùng các chuyên gia tại diện địa, đều cho rằng Israel không còn hay rất ít cơ hội sống thóat. Một trong những lý do là Israel đã được tạo dựng nhờ một số người Jews (Do thái giáo) đã sống thoát khỏi nạn Holocaust (Lò sát sinh của Đức quốc xã). Phần lớn dân chúng đến từ Liên Sô cộng sản cùng một số đáng kể những người Jews đã bị các dân tộc Arabs chung quanh xua đuổi ra khỏi nhà và tài sản của họ. Tóm lại, thật sự họ không phải là một dân tộc, mà chỉ là một nhóm người pha trộn với ít sự hiệp nhất.

 Israel đã không có một xứ sở để thiết lập một lực lượng quân sự; tệ hơn nữa, họ đã không có một ngôn ngữ để tương thông với nhau. Tuy nhiên, phép lạ đã xảy ra. Israel đã tự mình chống lại năm quân lực được thiết bị và võ trang mạnh mẽ: Syria, Iraq, Jordan, Lebanon và Egypt.

 Vị Cố vấn Đặc biệt của Tổng thống Truman là Ông Clark Clifford đã tranh luận cho sự công nhận quốc gia mới Israel, trong khi Ông James Forstal, Tổng trưởng Quốc phòng Hoa kỳ, biện luận nghịch lại: “Thưa Ông Clark, Ông chưa hiểu điều nầy… Đây là một vấn đề số học. Phải, có 45 triệu người Arabs và 350.000 người Jews. Và 45 triệu người Arabs sẽ đẩy 350.000 người Jews rơi tỏm xuống đại dương. Chỉ thế thôi!”

 Tân quốc gia Israel được thành lập bằng năng lực riêng mình, với sự trợ giúp giới hạn từ Czechoslovakia, nơi đây họ đã mua những vũ khí từ Đệ nhị Thế chiến còn lại. Những người Jews đứng đơn độc; không có sự trợ giúp nào từ Nga sô hay Hoa kỳ. Anh quốc đã phải nghĩ đến các đồng minh Arabs của họ, và Pháp quốc đã có trong tay đầy những xứ thuộc địa. Nhưng cuộc chiến dành độc lập đã chiến thắng và Israel tiếp tục tồn tại.

 Cuộc chiến quan trọng kế tiếp đột khởi năm 1967 khi Israel, bị Egypt hăm dọa, phóng ra một cuộc tấn công phủ đầu, làm cho què quặc không lực Egypt. Sau đó, Quân Lực Israel hiên ngang tiến đến các cổng Cairo và Damascus trong vòng sáu ngày.

Tiếp theo, năm 1973, một cuộc chiến khác bùng nổ khi Egypt và Syria phóng ra một cuộc tấn công bất ngờ trên Israel vào ngày Yom Kippur, ngày lễ thánh quan trọng nhất của họ. Khi cuộc chiến chấm dứt, Israel đã đến trước các cổng Cairo và trên đường đến Damascus. Nhưng sau đó, họ bị áp lực bởi Hoa kỳ và Nga sô buộc phải ngưng tiến quân tức thì. Trong thời gian chiến đấu và sau chiến tranh, chính Hoa kỳ đã ép buộc Israel phải giao lại các vùng đất mà họ đã chinh phục cách chính đáng. Đó là một yếu tố góp thêm những nan đề liên tục giữa Israel và Arabs; để rồi dẫn đến chính sách khủng bố hàng loạt tràn lan đến các bờ biển Hoa kỳ.

 ISRAEL NGUYÊN NHÂN CUỘC XUNG ĐỘT TRUNG ĐÔNG?

 Từ lúc những người Jews trở lại đất Israel, người ta thường nói rằng cuộc xung đột Trung Đông là vì cớ những người Jews trở lại Israel. Những người Arabs muốn thiết lập một quốc gia Hồi giáo trên cùng một lãnh thổ nầy.

Phân giải như thế là thiển cận, bởi chúng ta thấy rõ cuộc xung đột đã xảy ra từ xưa trên một ngàn năm. Ấy là cuộc xung đột giữa Hồi giáo, Hội thánh giáo và Do thái giáo. Israel là nạn nhân nằm giữa ngả ba đó.

 Nhưng trước khi chúng ta tiếp tục, tôi xin nói rõ một điều: Thượng Đế đang cầm quyền trên Israel. Ngài cũng cầm quyền trên Hồi giáo và phần còn lại trên thế giới. Mặc cho bất cứ điều gì đang được thiết kế, bất cứ người nào hợp tác với ai chống lại kẻ nào, chiến thắng sau cùng được bảo đảm cho Israel.

 Những người Hồi giáo chưa quên kinh hoàng của những chuyến Thập tự chinh đã đến với họ, và họ cũng chưa quên rằng họ đã bị những người Âu châu cai trị và chiếm đoạt tài sản của họ, chánh yếu là dầu hỏa. Đây là một hành động cạnh tranh giữa Anh và Pháp quốc. Vậy cuộc xung đột Trung Đông không tuyệt đối nhằm vào Israel, song là một cuộc xung đột qui mô tương xứng giữa Hội thánh giáo và Hồi giáo, thật sự bao gồm toàn thế giới.

 Louis Farrakhan

 Năm 1996, bạn tôi Tiến sĩ Moody Adams viết một quyển sách hấp dẫn, tựa đề “Tôn Giáo Đó Đang Hãm Hiếp Hoa Kỳ.” Trên bìa sau của quyển sách, những trích đoạn sau đây được đánh dấu nổi bật:

 “Ôi Washington, D.C. Ôi, chính phủ Hoa kỳ, ngươi sẽ trả đắc giá vì sự gian ác ngươi… Có một Thượng Đế tại hiện trường… Ngài nóng lòng tiêu diệt ngươi. Cứ xông vào cái chết của ngươi.”  (Louis Farrakhan.)

“Cuộc đối đầu của chúng ta với Hoa kỳ giống như một trận đấu võ từ bên ngoài chống lại một pháo đài, và ngày nay chúng ta tìm thấy một khe hở để vào trong pháo đài nầy và chạm trán với nó.” ( Gadhafi)

 “Thượng Đế sẽ không ban cho Nhật bản hay Âu châu danh dự đánh gục Hoa kỳ; đây là một danh dự Thượng Đế sẽ ban cho những người Hồi giáo.” (Louis Farrakhan)

 Làm sao Louis Farrakhan kết luận rằng Hồi giáo sẽ đánh gục Hoa kỳ? Ông căn cứ những điều Ông tin trên sự giải kinh Koran - sách nầy ban lệnh cho những người Hồi giáo chiến đấu cho niềm tin nhằm mục đích biến toàn thế giới thành Hồi giáo.

 CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO KHỦNG BỐ

  Ngoài sự hâm dọa chống lại Israel, các phong trào khủng bố phát xuất từ các nhóm Hồi giáo bảo thủ, đã bùng dậy khắp thế giới.

 Lần vi phạm quan trọng đầu tiên chống lại luật pháp quốc tế và các luật lệ Hoa kỳ, đã xảy ra tại Iran khi những người Hồi giáo bảo thủ cố gắng lật đổ chính phủ Mohammad Reza Shah Pahlavi.

 Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Jimmy Carter, rõ ràng Hoa kỳ đã đánh gía thấp quyền lực của thành phần tôn giáo Iran. Ngày 4 tháng 11 năm 1979, bọn quân phiệt bao vây Tòa Đại sứ Hoa kỳ tại Tehran và giữ 62 ngươi Hoa kỳ làm con tin, tạo nên một cuộc khủng hoảng quốc tế khá lâu. Từ lúc đó Bộ Ngoại giao Hoa kỳ coi Iran là một quốc gia ủng hộ khủng bố.

 IRAQ

 Lãnh thổ tân thời Iraq đã là nơi tọa lạc Babylon thủ đô cổ, do một dân Ngoại siêu quyền lực đầu tiên cầm quyền.

Tiên tri Daniel mô tả rõ ràng chẳng những vương quốc Babylon, mà còn giải đóan điềm mộng của Nebuchadnezza – về tương lai của toàn thế giới. Do đó chúng ta không lạ rằng Iraq từng là những đầu đề lớn trong báo chí từ đầu thập niên 1980.

 Năm 1980, Iraq và Iran sa vào một cuộc chiến kéo dài 8 năm. Một phi cơ dân sự bị bắn rơi đánh dấu khởi điểm chấm dứt cuộc chiến đó. Trong tháng Chín 1988, Liên hiệp quốc đã ra lệnh ngưng bắn, nhưng khi ấy không có sự thương lượng một thỏa hiệp trường kỳ. Trong lúc đó, Iraq lại phát triển thành một quốc gia Hồi giáo quân phiệt xăm lăng. Các mưu đồ mở rộng lãnh thổ Iraq dẫn tới cuộc Xung đột Vùng Vịnh (Kuwait) đã trở thành công khai.

 Sau 6 tuần không chiến hủy diệt hầu hết những khả năng quân sự của Iraq và nhiều hạ tầng cơ sở trong xứ, các lực lượng liên quân dưới đất giải thoát Kuwait và chiếm phần lớn miền nam Iraq chỉ trong 4 ngày.

 KẾT LUẬN

“... Ta động lòng ghen vì Jerusalem và vì Zion với lòng ghen tương lớn lao. Và Ta thật xót xa buồn

lòng vì sự nhàn hạ của các dân ngoại: họ dẫn đưa chúng đến khổ đau khiến ta Ta khá buồn lòng”(Zec.1:14-15).

Qua những trang sách khảo luận nầy, chúng ta đã thấy rằng trung tâm của sự tranh luận không chỉ giới hạn trong cuộc khủng bố tấn công Hoa kỳ, mà còn xoay vòng quanh một xứ Trung Đông gọi là Israel. Bấy giờ trong nhiều thập niên, Israel đã phải đối phó với những cuộc tấn công tự sát trên căn bản hằng ngày. Họ ở trong tình trạng báo động 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Nay, loại khủng bố nầy đã tiến đến các bờ biển Hoa kỳ, chúng ta trở nên can hệ nhiều hơn trong những cuộc tranh luận, hợp tác và san sẻ tin tức với tất cả những quốc gia khác khắp thế giới.

 Sứ điệp rõ ràng cho những ai là tín hữu trong Chúa: chúng ta đang đi vào các giai đoạn chót những thời cuối cùng, dẫn tới cực điểm của thời Hội Thánh Cất Lên, tiếp theo là khởi đầu cơn Đại Nạn. Ngay cuối bảy năm đó, Đấng Cứu Thế Jesus bằng chính bản thể Ngài, sẽ trở lại trên Núi Olives, mang lại kết qủa cứu độ Israel và phán xét toàn thế giới.

 Bởi tiên tri là chân lý trong Lời của Thượng Đế, tôi cầu nguyện cho những người chưa tin có cơ hội được đọc tập sách nầy, sẽ đọc Kinh Thánh bởi đó là sứ điệp của Thượng Đế cho loài người.

 SỨ ĐIỆP KINH THÁNH

 Kinh Thánh có ban lời tiên tri sau đây liên hệ đến những người chưa tin: “Bởi khi họ nói Hòa bình và an ninh; thì sự hủy hoại thình lình xảy đến trên họ, như cơn đau đẻ xảy đến cho người đàn bà mang thai; và họ sẽ không trốn khỏi được” (I Thes. 5:3). Câu nầy cho thấy thật rõ rằng: hoà bình và an ninh sẽ được thiết lập trên căn bản toàn cầu. Không cần phân biệt dù khủng bố bị tiêu diệt hay hoà bình được thay vào, bởi đó sẽ chỉ là tạm thời.

 Kinh Thánh dạy điều sau đây liên quan đến những ai là con cái của Thượng Đế: “Nhưng anh em, là những người không ở trong bóng tối, ngày ấy sẽ chụp lấy anh em như một tên trộm. Hết thảy anh em là con cái sự sáng, là con cái của ban ngày; chúng ta không thuộc ban đêm, cũng không thuộc bóng tối. Vậy, chúng ta không nên mê ngủ, như những kẻ khác vẫn làm, song hãy canh chừng và tỉnh thức” (câu 4-6). Chúng ta từng được cảnh giác trong tư thái sẵn sàng. Chúng ta không để rơi vào những cạm bẩy mà Satan đã bủa giăng qua những biến cố đang xảy ra trên thế giới. Chúng ta phải phân tích việc làm tăm tối của Satan, nhận thức sự dối trá và loại trừ tức khắc điều nào không chân thật.

 TƯƠNG LAI TOÀN CẦU THỊNH VƯỢNG

 “Bởi các dân tộc đã uống rượu thịnh nộ do thói dâm loạn của người nữ đó, các vua trên đất đã thông dâm với nàng, và các doanh gia thế tục được trở nên

giàu có qua tính phóng đảng trong những xa xỉ của nàng” (Khải thị 18:3).

 Cần chú ý câu Kinh Thánh nầy muốn nói về “hết thảy các quốc gia”: hết thảy các nhà lãnh đạo chính trị hay “các vua trên đất,” và hết thảy các nhà tư bản hay “các doanh gia thế tục.”

Chúng ta không cần nhắc lại hành động khủng bố nầy đã mang thế giới đến với nhau gần gũi hơn trong chính trị, quân sự và kinh tế. Tại sao? Bởi tất cả đều có chung một kẻ thù: khủng bố. Kể từ nay, mỗi quốc gia sẽ phải thận trọng xem xét tất cả thỏa ước an ninh, và biết chắc rằng chúng được tuân giữ trong mọi quốc gia mà họ bay đến hay có những giao thương với nhau. Không quốc gia nào được miễn trừ.

 CON MÃNH THÚ: Người Hùng của Thời Cuối?

 “…cả thế giới thán phục con mãnh thú. Và họ tôn thờ con rồng đã ban quyền lực cho mãnh thú: rồi họ tôn thờ con mãnh thú, nói rằng: Ai giống như con mãnh thú? Ai có thể gây chiến với nó?” (Khải thị 13:3-4). Cũng nên chú ý rằng sự kiện nầy bao gồm cả thế giới. Rõ ràng dân chúng trên thế giới tràn ngập cảm kích bởi sự vĩ đại và thành công của một kẻ gọi là “mãnh thú.” Con người nầy sẽ có một nhân cách với những đặc tính chưa hề thấy từ trước.

 Sau cùng, sẽ có sự hiệp nhất tôn giáo. Thành viên của tất cả tôn giáo sẽ tham gia vào sự thờ phượng ác thần; “…họ tôn thờ con rồng.”  Những lời nầy cho thấy rằng họ sẽ biết quyền lực và thành công của hệ thống cầm quyền trong thời cuối, dưới sự lãnh đạo của Kẻ Chống Chúa, chính hắn, đã xuất nguồn từ ác qủy.

 Hơn nữa, “…họ tôn thờ con rồng.” Đây là một điều bất thường, bởi sự tôn thờ được dành cho một Đấng Thánh; vậy mà, con người nầy hoàn toàn bị con rồng chiếm hữu, lại được tôn thờ.

 Tính cách độc đáo về cá nhân nầy thật khó tưởng tượng khi chúng ta lưu ý những chữ “Ai giống như con mãnh thú?” Dân chúng toàn thế giới sẽ quên đi tôn giáo riêng của mình bởi con người nầy sẽ thay thế mọi sự: hắn là số một, là một huyền thoại trong thời của hắn. Vậy nên, thế giới sẽ nêu lên một thách thức, thử xem có ai sánh bằng con mãnh thú.

 Về quân sự, hắn sẽ nắm quyền cai trị toàn cầu. Lại thêm câu hỏi: “Ai có thể gây chiến với hắn?” Căn cứ trên lời phát biểu nầy, chúng ta có thể trông chờ sự hợp tác nhiều hơn giữa các quốc gia về một tầm mức quân sự. Các quốc gia càng hiệp nhất và trở nên mạnh mẽ hơn, thì câu hỏi nầy càng thêm gía trị, và câu trả lời dứt khoát tuyệt đối sẽ là “không một ai.”

 TÔN THỜ CON MÃNH THÚ VÀ HÌNH TƯỢNG

 “Hêt thảy những ai sống trên địa cầu đều sẽ tôn thờ nó… Và nó có quyền lực ban sự sống cho hình tượng con mãnh thú, hầu cho hình tượng con mãnh thú

chẳng những nói được mà cũng khiến cho những ai không tôn thờ hình tượng con thú thì sẽ bị sát hại” (Khải thị 13:8, 15). Từ ngữ “tôn thờ” là chìa khóa. Chẳng những cả nhân loại sẽ tôn thờ con rồng (nhận dạng trong chương 12:9 như “… con rồng lớn… con rắn xưa đó, gọi là Ác Qủi, và Satan…”), con mãnh thú nhận được quyền lực từ Satan, nên cũng được tôn thờ, và bây giờ nó tiến thêm một bước bằng cách đòi hỏi hình tượng cũng phải được tôn thờ.

 Còn nhiều nữa. Chẳng những sự hiệp nhất về chính trị, quân sự và tôn giáo được thể hiện, trong những câu 16 và 17 cũng cho biết: “… Nó khiến cho hết thảy, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự do và nô lệ, phải nhận một dấu ấn trong bàn tay hữu, hoặc trên trán của họ: Và, nếu không có dấu ấn, hay tên của con mãnh thú, hoặc số hiệu của tên nó, thì không người nào có thể mua hay bán.” Hệ thống cai trị nầy sẽ đóng góp vào nền thịnh vượng thế giới chưa hề thấy trong lịch sử từ trước. Cuối cùng, tội ác sẽ bị loại trừ; dù vậy, có một gía phải trả. Trị gía nầy sẽ là dấu ấn của con mãnh thú.

 Buổi sáng, khi Bạn đọc báo, hay xem tin tức qua truyền hình, hãy nhớ lời tiên tri trong Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng cả thế giới sẽ tôn thờ và vinh danh con mãnh thú, và hết thảy những người sống trên địa cầu sẽ vui mừng trong vinh quang của hệ thống cai trị toàn cầu. Song, hãy nhớ rằng tất cả những điều đó sẽ chấm dứt bằng một thảm họa không thể đo lường.

 Ngay hôm nay, Bạn phải làm một quyết định và neo chắc đức tin của Bạn trong Đấng Cứu Thế Jesus, Con của Thượng Đế. Ngài đã tuôn đổ sự sống trong huyết Ngài trên thập gía Calvary, và đã trả trọn vẹn gía cứu chuộc cho hết thảy tội lỗi của Bạn.

 Không thể đứng trung gian. Bạn chỉ có thể thuộc về một khu trại bên nầy hay bên kia. Kinh Thánh dạy rằng: “Kẻ nào tin Con Ngài thì sẽ được sự sống trường cửu: và kẻ nào không tin Con ấy, thì sẽ không thấy sự sống; song cơn thịnh nộ của Thượng Đế luôn ở trên họ” (John 3:36).

 

(Trích dịch từ KINH HOÀNG TRÊN CHÂU MỸ của Arno Froese)

 

 

 

 

 

 

Send comment
Your Name
Your email address
Khi Jonah bị một kình ngư nuốt và nằm trong bụng cá ba ngày, Ông đã kêu cầu Thượng Đế và được Chúa giải thóat,
Tám Đại Phúc (The Beatitudes) được chính Đấng Cứu Thế Jesus công bố trong Bài Giảng Trên Núi (Mat. 5:3-10). là 8 Huấn Lệnh đầu tiên của Chúa dành ban cho các Môn đồ khi Ngài khởi đầu Mục vụ Rao truyền Phúc Âm Cứu độ cho nhân thế. Đó là những tảng đá nền móng xây dựng đời sống nhân gian – những chiếc phao an toàn trên đại dương báo hiệu cho ghe thuyền qua lại…
“Anh em yêu dấu, chớ tin mọi thần linh, song hãy thử các linh xem có phải đến từ Thượng Đế; bởi nhiều tiên tri giả đã đi vào thế gian. Hãy nhận biết Thần Linh của Thượng Đế nhờ điều nầy: Thần Linh nào xưng nhận Đấng Cứu Thế Jesus đã đến trong thể xác ấy là Thần Linh của Thượng Đế. Và linh nào không xưng nhận Đấng Cứu Thế Jesus đã đến trong thể xác, thì không phải thần linh của Thượng Đế
Trong khi thờ phượng, chúng ta đơn sơ đứng trước Thượng Đế với tấm lòng chuẩn bị và sẵn sàng, rồi để Chúa thể hiện công việc Ngài. Và Ngài làm. Ngài lau khô những dòng lệ. Ngài chùi sạch những giọt mồ hôi. Ngài xoa dịu những đường nhăn trên trán. Ngài vuốt ve đôi má chúng ta. Ngài thay đổi sắc diện chúng ta trong khi chúng ta thờ phượng Ngài. Các Nhà Thông thái đi tìm Con Thượng Đế, cũng như Thượng Đế tìm kiếm con cái Ngài.
Trong những cơn bão tố cuộc đời, Thượng Đế ở đâu? Trong tất cả những khổ nạn thế gian, Ngài ở đâu? Tại sao Ngài không ngăn chận tội ác? Kinh Thánh bảo đảm chúng ta rằng Thượng Đế sẽ tiêu diệt tội ác khi Đấng Cứu Thế Jesus trở lại.