Friday
29
March
2024
(View: 40581)
Hội Thánh Phúc Âm - 14381 Magnolia St. Westminster, CA 92683 (NorthWest corner of Magnolia/Hazard). Liên lạc: vuxh2916@gmail.com
(View: 41003)
Kính Chúc Quý Thân Hữu & Giáo Hữu Cùng Toàn Thể Quý Thân Quyến một năm mới tràn đầy Thiên Ân & Thiên Phước ban từ Đấng Cứu Thế Jesus.
(View: 41325)
Cầu Nguyện chương trình tốt nghiệp kinh thánh tại gia Xin liên lạc email: VNFGMissions@yahoo.com

Giá Phải Trả Để Trở Nên Một Tín Đồ Cứu Thế Giáo

Tuesday, September 21, 201012:00 AM(View: 7795)

Cứu Thế Giáo là gì? Ngày nay, một Tín đồ Cứu Thế Giáo chân chính xứng đáng như thế nào? Voltaire (Đại văn hào Pháp) tự xưng là một người vô thần. Vua Friedrich Đại đế Đức quốc có lần hội kiến với Ông, và khi nâng ly, Voltaire ngạo nghễ nói rằng: “Tôi sẽ đổi phương vị của tôi trên Thiên đàng để lấy một đồng tiền Prussian.” Yên lặng phủ trùm gian phòng cho tới khi một Vị khách khác trong cung Vua Friedrich quay sang Voltaire, và nói: “Chúng tôi có một điều luật tại Prussia, theo điều luật nầy người nào muốn bán một vật chi, trước nhất phải chứng minh rằng vật đó thật sự thuộc về mình. Vậy Ông có thể chứng minh rằng Ông có một chỗ trên Thiên đàng chăng?”

Điều nầy đúng là chủ đề chúng ta sẽ đề cập sau đây: Thiên đàng. Kinh Thánh dạy rằng điều kiện tiên quyết của Thiên đàng là mối tương quan chân chính với Đấng Cứu Thế Jesus. Mối tương quan nầy là kết qủa của đức tin chúng ta đặt nơi Ngài.

Theo Lời của Thượng Đế, những ai trong chúng ta, là những người đã được sanh lại, đều được Đức Thánh Linh xác quyết và minh chứng trong lòng chúng ta, hầu chúng ta có thể nói rằng: “Vâng, tôi được cứu.” Một điều xưng nhận như thế không phải cao ngạo; mà khiêm nhường, bởi chúng ta không tin tưởng nơi chính chúng ta và việc làm của chúng ta, song duy nhất trông cậy vào Đấng Cứu Thế Jesus. Chúng ta đã chấp nhận rằng chúng ta là tội nhân, và chúng ta không thể được cứu bằng cách làm những việc thiện hay bất cứ điều nào khác. Đây là nguyên nhân chúng ta đến với Chúa Jesus, cầu xin Ngài cứu độ chúng ta. Chúa thích nghe loại cầu nguyện nầy. Như một kết qủa, Đức Thánh Linh đặt chứng cớ Ngài trong lòng chúng ta, rằng chúng ta được cứu và thuộc về Ngài.

Chúa Jesus: Độc Đáo, Bất Khả Sánh và Diệu Kỳ Chúa Jesus không thể so sánh với bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì. Ngài là Đấng Cứu Thế, Con của Thượng Đế Hằng Sống, và đó là nguyên nhân xứng đáng cho chúng ta được trở nên một Tín đồ Cứu Thế Giáo! Một bài ca của Solomon công bố rằng chính thật Chúa Jesus bất khả sánh và diệu kỳ:
 
“Hỡi người đẹp trong vòng các người nữ, người nàng yêu có gì hơn một người yêu khác? Người nàng yêu có gì hơn một người yêu khác, mà nàng phải nài ép chúng tôi đến thế?

“Người tôi yêu trắng trẻo và hồng hào; đẹp nhất giữa muôn người. Đầu chàng như vàng ròng tinh luyện, tóc chàng rậm rạp và đen như qụa ô. Mắt chàng như chim câu bên dòng nước, tắm mình trong sữa, soi bóng như gương. Đôi má chàng như vườn vị thảo, hương hoa ngọt ngào; môi chàng như hoa huệ, bát ngát nhỏ giọt trầm hương. Bàn tay chàng như những xuyến vàng nạm thanh ngọc, thân thể chàng sáng láng như ngà khảm ngọc bích. Chân chàng như trụ cẩm thạch, đặt trên những đế vàng ròng: dáng người chàng như núi Lebanon, cao qúi như cây tuyết tùng.

Miệng chàng dịu ngọt vô cùng: vâng, chàng thật đáng yêu trọn vẹn. Hỡi con gái Jerusalem, đấy là người tôi yêu, và đấy là bạn tình của tôi” (Bài Ca của Solomon 5:9-16). Chúa Jesus: Độc Đáo, Bất Khả Sánh và Kỳ Diệu trong Chứng Cớ Ngài Ký thuật trong Phúc âm John bao gồm một số chứng cớ cá nhân về Đấng Cứu Thế. Tỉ dụ, Ngài phán:

* “Ta là Bánh Sự Sống: kẻ nào đến cùng Ta, sẽ chẳng bao giờ đói; và kẻ nào tin nơi Ta, sẽ chẳng bao giờ khát” (John 6:45).

* “Ta là Anh Sáng cho thế gian: kẻ nào theo Ta, sẽ không đi trong tăm tối, nhưng sẽ có Anh Sáng Sự Sống” (John 8:12).

* “Ta là cửa ngỏ: nhờ Ta, nếu bất cứ ai vào, thì sẽ được cứu, và họ sẽ vào ra, thì gặp đồng cỏ” (John 10:9).

 * “Ta là người chăn chiên trọn lành, người chăn trọn lành ban sự sống mình vì đàn chiên” (John 10:11).

* “ Ta là sự sống lại, và sự sống: kẻ nào tin nơi Ta, dù người ấy đã chết, thì sẽ được sống” (John 11:25)

* “Ta là Con Đường, Lẽ Thật và Sự Sống: chẳng bởi Ta, không ai được đến cùng Thiên Phụ” (John 14:6).

 * “Ta là cây nho thật, và Thiên Phụ Ta là người trồng nho” (John 15:1)

Khi người nữ Samaritan thưa cùng Chúa Jesus: “Tôi biết rằng Đấng Messiah (Giải Cứu) đến, Đấng được gọi là Christ (Cứu Thế): khi Ngài đến, Ngài sẽ phán cùng chúng ta hết thảy mọi điều.” Ngài đáp: “Ta, người đang nói cùng ngươi, chính là Đấng ấy” (John 4:25-26).

Trả lời câu hỏi của Pilate: “Vậy, ngươi phải là vua chăng?” Chúa Jesus đáp: “Ngươi vừa nói rằng Ta là Vua. Do tiêu điểm nầy mà Ta được sanh, và bởi nguyên cớ nầy mà Ta đến thế gian, rằng Ta phải mang chứng cớ vào lẽ thật. Người nào thuộc về lẽ thật thì nghe tiếng Ta” (John 18:37).

Các môn đồ có nghe những lời chứng về Chúa Jesus, và họ cũng thấy các việc làm của Ngài. Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang đứng trước một số Tín đồ Cứu Thế Giáo đầu tiên, và chúng ta có thể hỏi tại sao họ trở thành những người tin. Sau đây là cuộc đối thoại có thể diễn ra:

Sứ đồ Peter

“Thưa Ông Peter, tại sao Ông là một Tín đồ Cứu Thế Giáo? Ông là một người đã biết làm sao tin quyết nơi mình. Ông đã có một nghề nghiệp, một sinh kế. Ông đã sống hạnh phúc trong hôn nhân, và rõ ràng Ông cũng có một Bà nhạc mẫu hiền thục. Ông là một người lãnh đạo; một người Do thái chân chính, có vị thế vững vàng trên đất nầy. Ông biết điều nào Ông muốn. Ông đã không hoang phí thời gian khi phải rút lưỡi gươm của mình. Tóm lại, Ông có thể vui lòng giải thích tại sao Ông trở thành một Tín đồ Cứu Thế Giáo?
 
Sứ đồ Peter: “Tôi có thể cho Ông biết tại sao bằng vài lời ngắn ngủi.: ‘Chúng tôi tin và quyết chắc rằng Ngài là Đấng ấy, Đấng Cứu Thế, Con của Thượng Đế Hằng Sống’ (John 6:69). ‘Ngài là Đấng Cứu Thế, Con của Thượng Đế hằng Sống’ (Mat. 16:16). Nói cách khác, tôi cùng các Sứ đồ kia đã từng sống với Ngài, nghe Ngài và phải biết Ngài, bởi chúng tôi đã ở với Ngài gần như thường ngày trong suốt ba năm. Đó là nguyên nhân tôi hoàn toàn quyết chắc rằng Chúa Jesus đúng thật là Đấng Cứu Thế do lời hứa. Va, đó là lý do tại sao tôi, một người Jew (Do thái giáo) đã đến để tin nhận Chúa Jesus.”

Sứ đồ Paul

“Thưa Ông Paul, tại sao Ông đã trở thành một Tín đồ Cứu Thế Giáo? Ông đã là một người Pharisee, là người nghiêm túc phục tùng luật pháp. Ông là một người học thức, nhưng Ông thù ghét Chúa Jesus và Hội thánh của Ngài, và Ông đã hành hại họ đến độ giết chết họ. Ông đã cố sức ép buộc các môn đồ của Chúa Jesus phải chối bỏ Danh Ngài. Tại sao có những sự biến đổi triệt để như vậy?”

Sứ đồ Paul:

 “Tôi đã trơ thành môn đồ của Chúa Jesus do một sự việc hoàn toàn kỳ lạ xảy đến cho tôi trong khi tôi đang du hành đến Damascus để bách hại những người tín đồ Cứu Thế Giáo tại đó. Trên đường đi, tôi đã thấy một ánh sáng thiên thượng, chói chang hơn cả mặt trời, chiếu sáng quanh tôi và những người cùng đi với tôi. Và khi cả bọn chúng tôi ngã xuống đất, tôi nghe một tiếng phán với tôi, và nói bằng ngôn ngữ Hebrew: ‘Saul, Saul (tên của Paul trước khi được Chúa bắt phục), sao ngươi bách hại Ta? Đau đớn cho ngươi đá nhầm gai nhọn.’ Tôi hỏi: ‘Thưa Chúa, Ngài là ai?’ Ngài phán: ‘Ta là Jesus mà ngươi đã bách hại’” (Sứ đồ 26:13-15).

- “Rõ ràng đây là một điểm xoay vĩ đại trong đời Ông, thưa Ông Paul, ngày nay Ông nghĩ gì? Trước khi kinh nghiệm điều nầy, trên đường đến Damascus, Ông đã cố sức đàn áp niềm
tin nơi Chúa Jesus. Là một người Pharisee học thức, chắc chắn Ông đã có một sự nghiệp huy hoàng.”

Sứ đồ Paul:

 “’Vâng, không có gì phải nghi ngờ, tôi coi tất cả mọi điều như mất mát vì sự tuyệt hão trong hiểu biết Đấng Cứu Thế Jesus Chúa tôi; bởi cớ Ngài tôi đã chịu khổ vì thua thiệt hết mọi sự và coi chúng như đồ xú uế, hầu tôi có thể chiếm hữu Đấng Christ’ (Phil. 3:8). ‘Không diều nào trong những sự nầy lay chuyển tôi, cả đến mạng sống tôi cũng không coi là qúi trọng cho chính mình, hầu tôi có thể hoàn tất cuộc huấn trình trong vui thỏa, và mục vụ mà tôi đã nhận từ Chúa Jesus, để minh chứng về Phúc âm ân sủng của Thượng Đế’” (Sứ đố 20:24)

Sứ Đồ John

“Thưa Ông John, tại sao Ông và James anh của Ông, đã trở thành Tín đồ Cứu Thế Giáo, rời thuyền của cha mình, và bỏ lại phía sau địa vị và nghề nghiệp? Qúi Ông là những người cương trực, thậm chí còn được gọi là ‘các con trai của sấm sét’! Rất dễ nhận biết về cả hai người: ‘Chớ nên chọc tức họ!’ Nhưng bây giờ, Ông, John, được gọi là ‘Sứ đồ Tình Yêu.’ Xin Ông vui lòng giải thích điều nầy?”

Sứ đồ John: “Hẳn vậy. Đó là từ nguyên khởi, là Lời Sự Sống, là điều chúng tôi đã nghe và đã thấy bằng chính mắt chúng tôi, là điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và bàn tay chúng tôi đã nắm giữ; (Bởi Sự Sống đã biểu hiện, và chúng tôi đã thấy và minh chứng, và tỏ lại cùng anh em sự sống trường cửu đó, từng ở với Thiên Phụ và hiện đến với chúng ta’ (I John 1:1-2). Hầu cho đến nay anh em vẫn còn gìn giữ trong lòng rằng sự sống của Chúa Jesus và sự sống Ngài ban cho là vĩnh cửu?” Sứ đồ John: “Vâng. Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, và chúng tôi rao truyền lại cho anh em, hầu cho anh em có thể thông công với chúng tôi: và thật vậy, sự thông công của chúng ta là thông công với Thiên Phụ cùng với Con Ngài Đấng Cứu Thế Jesus’” (I John 1:3). - “Thưa Ông John, Ông biết điều Ông đang nói chăng? Ông biết rằng những lời tuyên bố nầy đặt Đấng Cứu Thế Jesus trên tất cả những người từng sống ở thế gian chăng?

Sứ đồ John: “Vâng, ‘Thiên Ngôn (Lời của Chúa) đã trở thành nhục thể và ngự giữa chúng ta đầy hồng ân và chân lý, (và chúng ta chiêm ngưỡng ánh vinh quang Ngài, vinh quang như Con sanh duy nhất của Thiên Phụ)’” (John 1:14).

- “Nhưng, thưa Ông John, Ông nói rằng chúng ta thấy Thiên Phụ trong Chúa Jesus? Rõ ràng, Ông muốn dẫn chiếu về đền tạm. Nơi đó, vinh quang của Thượng Đế đã phát hiện, và bây giờ Ông cho rằng Chúa Jesus là ánh vinh quang đó! Nếu những người Do thái được nghe đìều nầy...!”

Sứ đồ John: “Tôi biết chắc điều tôi nói, bởi “Chưa ai thấy được Thượng Đế bao giờ, chỉ Con sanh duy nhất, là Đấng ở trong lòng Thiên Phụ đã công bố về Ngài’” (John 1:18).

- “Thưa Ông John, xin cho phép tôi trích dẫn từ một điểm bình luận Kinh Thánh qua những lời sau đây: “Đối với người Do thái giáo, không điều nào lớn hơn luật pháp (do Thượng Đế ban cho qua Moses trong thời Cựu Ước). Đây là điều thành tựu của hết thảy nguyện ước. Qua Chúa Jesus, là Đấng hoàn toàn ‘làm một’ với Thiên Phụ, và chuyên tâm về Thiên Phụ bằng trọn bản thể của Ngài, chúng ta học được hết thảy những điều quan yếu về Thượng Đế. Qua Ngài, cả hồng ân và chân lý cùng đến trong ‘một bản thể’ duy nhất. Chắc hẳn Ông đồng ý với điều nầy?” Những Người Samaritans tại Sychar Những người Samaritans tại Sychar là những người nam, nữ, và trẻ con. Câu hỏi của chúng ta đặt với họ là: “Tại sao Quý Vị đã trở thành Tín đồ Cứu thế giáo? Qúy Vị chẳng bao giờ muốn nghe một người đàn bà nào nói về điều nầy, phải không?” Những người Samaritans: “Thưa không, chúng tôi không hề, và chúng tôi đã nói thật rõ với bà ấy rằng: “Bây giờ chúng tôi tin, không phải do lời bà nói: song chính chúng tôi được nghe lời Ngài, và biết rằng đây thật sự là Đấng Chist, Đấng Cứu Độ thế gian.” (John 4:42).

Vị Quản Binh Dưới Chân Thập Giá - “Ông đã từng chứng kiến nhiều người chết trên thập gía, và thậm chí có lẻ Ông đã ra lệnh treo Chúa Jesus lên đó. Hoàng đế La mả là thần của Ông, là người mà Ông hoàn toàn tận hiến. Cơ nghiệp, bổng lộc, tương lai và cuộc đời Ông được chất đầy. Tôi suy đoán rằng địa vị Ông là một quản binh đòi hỏi sự trưởng thành và thận trọng; Ông đã từng trải nơi chiến trường...” Vị quản binh: “Vâng, tôi từng thấy nhiều sự việc. Tôi đã biết nhiều người; giữa họ là các chiến binh anh dũng và đáng phục, các sĩ quan tôn qúi. Tôi đã thấy nhiều người chết, chứng kiến những giây phút cuối cùng của họ, nghe họ kêu khóc, nguyền rủa và rên siết. Nhưng không ai chết như Chúa Jesus, Tôi không thể kết luận bằng lời nào khác hơn: “Qủa thật, người nầy là Con của Thượng Đế’ (Mark 15:39).

Những Người Ngày Nay Ngày nay, nhiều người đã minh chứng làm sao họ đã đến với sự hiểu biết Đấng Cứu Thế Jesus, và điều gì đã ảnh hưởng đến quyết định nầy trong đời họ:

“... Khi còn trẻ, tôi đã không được nghe nhiều về Cứu thế giáo chân thật. Tôi đã theo thần học và trở thành một người hầu việc Chúa, nhưng tôi đã mang danh mục sư một thời gian lâu mà không có Chúa Jesus. Chính tôi đã quan tâm nhiều với các vấn đề xã hội, và tôi cố gắng trợ giúp nơi nào tôi thấy một nhu cầu, nhưng cho đến bây giờ mới biết rằng tôi đã thiếu kinh nghiệm quyết định. Bây giờ Jesus mới trở thành Chúa của tôi. Tôi đã gặp được Ngài, hoặc đúng hơn, Ngài đã tìm được tôi! Bây giờ, tôi hành sử mục vụ của tôi như một người chăn bầy trong một đường lối hoàn toàn khác biệt. Tôi cố gắng nói với mọi người về Chúa Jesus và dẫn họ đến với Ngài. Sự quan tâm của tôi trong tất cả vấn
đề khác không kém hơn, nhưng sâu nhiệm hơn. Dù vậy, trọng trách chính yếu của tôi là phụ giúp xây dựng Hội thánh của Đấng Cứu Thế Jesus, và thật sự chung sức để giải quyết nhiều vấn đề khác...”

“... Tôi là người bất trung với vợ tôi suốt 23 năm, song nàng lại yêu tôi nhiều hơn trước, dù lúc đó tôi đang bị tù. Trong những ngày đầu mới bị giam, tôi đã muốn kết liễu cuộc đời. Nhưng tất cả sự việc trở nên hoàn toàn khác hẳn. Chúa đã không cho phép việc đó xảy ra, và tôi nhận được một đức tin mãnh liệt nơi Chúa Thượng Đế. Tức thì, tôi viết thư gửi vợ tôi và xin nàng cho tôi một quyển Kinh Thánh. Nàng đồng ý và viết gửi tôi: ‘Đây là quyển Kinh Thánh kỷ niệm ngày cưới chúng mình. Em cần quyển kia cho em.’ Trong đời tôi, lần đầu tiên, khi tôi đọc quyển Kinh Thánh đã tặng chúng tôi từ ngày thành hôn, tôi chưa bao giờ khóc nhiều đến thế! Và tôi đã phải vào tù để có cơ hội đọc Kinh Thánh. Bởi tôi đã ‘không có thì giờ’ như tựa đề của một chứng đạo thư được gửi cho tôi. Bây giờ, tôi biết rằng điều quan trọng hơn hết trong đời là phục tùng Chúa Jesus!...”

“... Đã hơn 40 năm từ khi tôi ý thức rằng tôi đã phạm tội nghịch cùng Thượng Đế và người đời, và những tội lỗi nầy đã phân rẽ tôi khỏi Thượng Đế vì Ngài phải phán xét tội lỗi. Điều nầy cho tôi thấy rõ rằng sự phán xét có nghĩa là rủa sả đời đời. Nhưng đồng thời, tôi cũng có nghe về Phúc âm Cứu độ: Bất cứ người nào xưng nhận tội lỗi mình với Chúa, và bằng đức tin cầu xin Đấng Cứu Thế Jesus tha tội, thì sẽ nhận được sự tha tội và sự sống trường cửu. Sự ban cho kỳ diệu của Thượng Đế tràn ngập cảm kích trong tôi, và tôi tiếp nhận điều đó bằng một trái tim biết ơn. Nhìn về qúa khứ, tôi chỉ có thể mừng rỡ với tạ ơn và lạ lùng! Tôi đã trải qua những lúc thăng trầm – kể cả đời sống đức tin của tôi – khi tôi làm buồn lòng Chúa và cảm thấy bất hạnh, song Chúa Jesus luôn luôn vẫn là Đấng chăn chiên nhân từ và thành tín. Ngài đã chăm sóc con cái của Ngài. Chỉ những ai đã từng trài điều nầy mới có thể biết ý nghĩa của sự bảo đảm sâu xa và thực nghiệm, rằng Ngài sẽ không bao giờ lía bỏ con dân Ngài và chậm trể trong những lúc khó khăn và sầu não. Tôi
chẳng bao giờ hối tiếc quyết định đầu phục của tôi bằng sự dâng hiến trái tim và cuộc đời cho Chúa Jesus. Trái lại, tôi không thể hiểu làm sao một người có thể sống không có Chúa Jesus trong thế giới ngày nay, nơi mà những gía trị bị tra vấn và những tội ác lại gia tăng. Theo Kinh Thánh, không phải chỉ có hiện tại đang lâm nguy, mà tương lai cũng phải
huy hoàng không thể tưởng tượng.”

“... Tôi đã chịu phép ‘Báp-têm’ và nuôi dưỡng như một tín đồ Công giáo La mả. Nhờ hồng ân Thượng Đế, tôi đã gặp Chúa Jesus và tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu độ và Cứu chuộc tôi; tôi cũng đã tìm được một nhóm gia đình và thấy được tình yêu. Lời của Thượng Đế đã trở nên càng ngày càng quan trọng đối với tôi, và Kinh Thánh đã trở thành một quyển sách tôi yêu thích. Tôi muồn hiểu biết thêm về Lời của Thượng Đế, và sống một cuộc đời đẹp lòng Chúa.”

“... Tôi đã dự một buổi nhóm của Ông tại Germany, do một thân chủ của tôi không có xe nên nhờ tôi đưa Ông đến đó. Lúc chấm dứt sứ điệp, Ông thách thức hội chúng bày tỏ đức tin và dâng đời mình lên Chúa Jesus. Rõ ràng điều nầy áp dụng cho chính tôi, nên tôi đáp ứng ngay. Vâng, Chúa Jesus đã gọi tôi trong ngày đó, và tôi tràn đầy niềm vui và biết ơn. Nghề nghiệp của tôi là một bác sĩ, thường đòi hỏi rất nhiều sinh lực, song bây giờ tôi biết rằng Thượng Đế ban cho tôi sinh lực nầy, tươi mới mỗi ngày. Ngài cũng biết những điều Ngài có thể đòi hỏi nơi tôi. Ngay bây giờ, tôi có hai tuần lễ nghĩ dưỡng sức, vậy nên tôi có thể thoải mái ngắm nhìn vạn vật xinh đẹp trong sáng tạo của Ngài, và khi tôi có thể hầu chuyện với Ngài, tôi xin Ngài cho phép tôi tiếp tục cuộc sống trong tình yêu và thương cảm đối với những người chính họ đặt lòng tin cậy nơi tôi...”

(Kỳ tới: CÁC BẬC VĨ NHÂN, DANH NHÂN TRONG LỊCH SỮ THẾ GIỚI ĐÃ NÓI GÌ VỀ CHÚA CỨU THẾ JESUS?)

GIÁ PHẢI TRẢ ĐỂ TRỞ NÊN MỘT TÍN ĐỒ CỨU THẾ GIÁO (tiếp theo GPT #01)

Hết thảy những lời chứng trên đây phù hợp với lời tuyên bố của một người nào đó đã một lần bày tỏ về câu Kinh Thánh trong Sách Philippians 2:9: “Bởi đó, Thượng Đế cũng đã nâng cao Ngài lên, và ban cho Ngài một danh trên hết mọi danh.” “Đối với nhiều người, Chúa Jesus đơn sơ là một ảnh tượng thích nghi cho một bức họa, nhân vật chánh trong một quyển truyện hào hùng, gương mặt đẹp cho một hình tượng, hay chủ đề cho một bài hát. Nhưng đối với những người đã nghe tiếng nói của Ngài, từng trải sự tha thứ của Ngài và cảm nhận những ân phước của Ngài, thì Ngài là nguồn sưởi ấm, ánh sáng, niềm vui, hy vọng và cứu độ, là một Người Bạn chẳng hề rời bỏ chúng ta khi nghiêng ngả, một người Bạn nâng chúng ta lên khi những kẻ khác dìm chúng ta xuống.” Chúa Jesus: Độc Đáo, Bất Khả Sánh và Kỳ Diệu trong Nhân Cách Ngài.

TÁNH CÁCH VĨ ĐẠI CỦA NGÀI

Quyển Bách Khoa Từ Điển Britannica dùng 20.000 từ ngữ để mô tả Chúa Jesus. Sự mô tả nầy chiếm nhiều trang trong quyển Bách Khoa hơn dành cho Aristotle, Cicero, Đại đế
Alexander, Julius Caesar, Phật, Khổng tử, Mohammed và Napoleon.

Sau đây là lời của các danh nhân đã tuyên bố về Chúa Jesus:

* Triết gia Pháp Jean-Jacques Roussau: “Phải là một phép lạ vĩ đại mới sáng tác được một cuộc đời như Đấng Christ hơn sự thực hữu của Ngài.”

* Lúc cuối đời mình, Đại đế Napoleon Bonaparte, người lôi cuốn bán phần Âu châu vào chiến tranh, đã viết trong quyển nhật ký của Ông: “Suốt một phần tư thế kỷ, với hết thảy tướng lãnh và quân đội của tôi, tôi đã không thể bắt một lục địa nào lệ thuộc tôi. Nhưng, Chúa Jesus nầy, không dùng vũ khí, đã chinh phục được nhiều quốc gia cùng các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ.”

* Sử gia nổi danh H. G. Wells được hỏi: “Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử?” Ông trả lời: “Nếu ai đó phải xét đoán sự vĩ đại của một người tùy theo các phương diện lịch sử, thì Chúa Jesus sẽ ở đầu danh sách.”

* Sử gia Kenneth Scott Latourette nói rằng: “Thời gian càng trôi qua, càng thấy rõ rằng Chúa Jesus, đo lường bằng ảnh hưởng của Ngài trong lịch sử, đã sống cuộc đời quan trọng nhất so với hết thảy đời sống trên hành tinh nầy. Và ảnh hưởng nầy dường như còn gia tăng.”

* Ernest Renan đã nhận xét như sau: “Chúa Jesus là một gương mặt nhân ái nhất từng sống trong tiến trình lịch sữ. Vinh quang Ngài là vĩnh cửu, và Ngài sẽ ngự trị đời đời. Ngài độc đáo trong mọi đường lối, không ai và không điều nào có thể so sánh. Không có Đấng Christ, không ai có thể hiểu lịch sử.” Kinh Thánh dạy rằng Đấng Cứu Thế Jesus vĩ đại hơn tất cả. Tính cách vĩ đại của Ngài được biểu thị qua nhiều đoạn trong Thánh Thư gửi những người Hebrews:

* Chúa Jesus vĩ đại hơn hết thảy các thiên sứ (Heb. 1:1 - 3:19).

* Chúa Jesus vĩ đại hơn chức vị thượng tế của Aaron (Heb. 4:1 - 6:20)

* Chúa Jesus vĩ đại hơn tất cả những khải thị về sự cứu độ trong Cựu Ước (Heb. 7:1 – 8:13).

* Chúa Jesus vĩ đại hơn tất cả những đền thờ và tế lễ trong Cựu Ước (Heb. 9:1 – 10:18 và 10:39).

* Chúa Jesus là Đấng Sáng Tác và Hoàn Thành tất cả niềm tin (Heb. 11:1 – 13:25).

TÁNH CÁCH VÔ TỘI CỦA NGÀI
 
Dù Chúa Jesus đã dạy môn đồ Ngài “Bài cầu nguyện của Chúa,” song Ngài chẳng bao giờ cầu nguyện như thế, bởi Ngài không cần cầu xin Thiên Phụ tha tội Ngài, vì Ngài không hề vi phạm, không tội lỗi và hoàn toàn thánh khiết. Ngài chẳng hối hận bất cứ điều gì, Ngài chẳng thống hối tội lỗi nào của riêng Ngài, bởi đó Ngài không cần cầu xin để được tha thứ. Ngài tự hạ chính Ngài cho những người khác, Ngài mang những tội lỗi chúng ta trên mình Ngài và cầu xin: “Lạy Cha, xin tha thứ họ, bởi họ không biết việc họ làm.” Chúa Jesus vô tội, do đó Ngài cũng thánh khiết và công chính.

* Phu nhân của Pilate đã gửi một điệp thư cho chồng bà, can dặn rằng: “Ông chẳng nên làm gì đối với người công chính đó” (Mat. 27:19).

* Pilate nói: “Ta... đã không tìm được lỗi lầm nào trong người nầy” (Luke 23:14).

* Tên trộm bị treo trên thập gía nói: “Người nầy đã không làm chi sai trái” (Luke 23:41).

* Vị quản binh dưới chân thập giá nói: “Chắc hẳn đây là một người công chính” (Luke 23:47).

* Thậm chí, lũ ma qủi cũng tôn nhận: “Ngài là Đấng Thánh của Thượng Đế” (Mark 1:12).

Đấng Cứu Thế Jesus vô tội, tương phản với hết thảy những con người và sáng lập viên của các tôn gáo khác từng sống trên thế gian. Khi Ngài thách thức một đám đông: “Ai trong các ngươi buôc tội Ta được chăng?” (John 8:46), Ngài nhận sự im lặng của họ như một câu trả lời. Sách Romans 8:3 ký thuật rằng: “Bởi tội lỗi, Thượng Đế sai chính Con Ngài mang hình dáng như nhục thể tội lỗi, và Ngài xét tội trong nhục thể.” Bản dịch New International chuyển ngữ như sau: “(Điều mà luật pháp không làm được là bởi điều đó đã bị suy yếu vì bản chất tội lỗi), Thượng Đế đã sai chính Con Ngài trong hình thể giống như một người phạm tội để làm một của lễ chuộc tội” (xem I Peter 2:22; Hebrews 4:15).

THẦN TÁNH CỦA NGÀI

Khoa hoc gia và bác sĩ Pháp Louis Pasteur nói rằng: “Chính trong danh nghĩa khoa học mà tôi công bố rằng Đấng Cứu Thế Jesus là Con Thượng Đế. Bản chất khoa học của tôi là yếu tố gia tăng trị gíá lớn lao cho mối tương quan giữa nguyên nhân và hậu qủa, buộc tôi phải xác nhận điều nầy. Nhu cầu thờ phượng của tôi đã tìm được trong Ngài sự thỏa mãn trọn vẹn.” Nhiều câu trong Kinh Thánh Cựu và Tân Ước chứng minh rằng Đấng Cứu Thế Jesus là Con Thượng Đế. Kinh Thánh mô tả Chúa Jesus hoàn toàn là con người (nhưng không tội lỗi) và cũng hoàn toàn thần thánh (hãy so sánh trong Isa. 9:5-6; John 1:1-2; 3:16; 8:58; Phil. 2:6-7; Col. 1:15-19; I Tim. 3:16; Heb. 13:8; I John 5:20, v.v

Colossians 1:19-20 dạy rằng: “Bởi điều nầy đẹp lòng Thiên Phụ nên hết thảy sự trọn hảo phải ở trong Con; và khi sự đổ huyết trên thập giá đã mang lại sự an bình, nhờ Con Ngài hết thảy mọi sự việc được phục hoà lại với chính Ngài; tôi nói, nhờ Con Ngài, hết thảy mọi sự việc dù ở dưới đất hay trên trời.” Chúng ta chỉ có thể thờ phượng Ngài trong lạ lùng như những lời tiên tri trong Isaiah 46:5: “Các ngươi xem Ta giống ai? so sánh Ta như ai? và đặt Ta bình đẳng với ai.. ?”

Qúy độc gỉa kính mến, nếu Bạn chấp nhận Kinh Thánh chứng minh về Chúa Jesus, và nếu Bạn công nhận bản chất độc đáo của Ngài, Bạn có nghĩ rằng điều sáng suốt nhất cho Bạn là phải quyết định để được sống với Ngài? Nếu Chúa Jesus là tất cả những gì Ngài đã minh chứng về chính Ngài, thì đó là lý do đủ cho chúng ta trở thành một tín đồ Cứu Thế Giáo. Nếu Bạn chưa làm điều nầy, thì hãy dâng đời Bạn cho Ngài và noi theo những bước chân Ngài. Nếu Chúa Jesus là những gì Ngài nói về chính Ngài, nếu Chúa Jesus là những gì Kinh Thánh nói về Ngài, và những gì người ta đã từng trải với Ngài, thì mọi người cần đến Ngài để nhận sự tha tội và để được vào vương quốc thiên đàng. Với Ngài, chún ta đắc thắng tất cả; không có Ngài chúng ta mất hết mọi điều. Hamlet của Shakespeare nói rằng: “ Tôi mất hết, dù tôi sống hay chết.” Tuy vậy, Sứ đồ Paul đã biết rõ ràng: “Tôi đắc thắng, dù tôi sống hay chết.” Bạn cần trở nên một tín đồ Cứu thế giáo, bởi không có Chúa Jesus Bạn sẽ mất hêt mọi điều!

* Friedrich Nietzsche, một đại triết gia vô thần. Lúc 16 tuổi Ông viết về Chúa Jesus: “Tôi biết rằng nếu tôi không gặp được Ngài, tôi sẽ không tìm được lời giải đáp cho đời tôi.” Lúc cuối đời Ông, trong khi từ chối Chúa Jesus, Ông viết: “Khốn cho những ai không có quê hương!”

Trong vở kịch “Nhà Vật Lý,” Kịch tác gia Thụy sĩ Friedrich Durrenmatt thú nhận: “Khi tôi không còn kính sợ Ngài, thì sự khôn ngoan của tôi đã giết sự giàu sang của tôi.” Vậy nên, những ai có Chúa Jesus, thì được giàu sang. “Nhờ Ngài, các ngươi được trù phú” (I Cor. 1:5). Chúa Jesus: Độc Đáo, Bất Khả Sánh và Kỳ Diệu trong Tình Yêu Ngài.

I John 3:16 dạy điều nầy về Đấng Cứu Thế Jesus: “Bởi đó chúng ta cảm nhận được tình yêu của Thượng Đế, bởi Ngài bỏ đi sự sống Ngài vì chúng ta...” Cái chết của Chúa Jesus trên thập gía tại đồi Calvary là bản tuyên ngôn về tình yêu vĩnh cửu, không thay đổi và sâu thẩm vô cùng, mà Thượng Đế dành ban cho một thế gian hư mất và cũng cho mọi cá nhân. Sự đổ huyết Đấng Christ là chứng cớ tình yêu của Thượng Đế cho những ai nặng gánh tội lỗi và xa cách Ngài: “Nhưng Thượng Đế đã bày tỏ tình yêu Ngài cho chúng ta, ấy là trong khi chúng ta còn là tội nhân thì Ngài đã chịu chết vì chúng ta” (Rom. 5:8).

Là Con Thượng Đế, Chúa Jesus là Đấng duy nhất có thể chết vì tội lỗi loài người. Ngài đã làm điều nầy, và Ngài đã làm vì Bạn! Thật vô ích nếu chúng ta tìm kiếm loại tình yêu nầy trong tất cả những mối tương giao khác. Chính bản thể Chúa là tình yêu. Tình yêu là một phẩm chất của bản thể Ngài. Ngài không thể tách rời bản thể Ngài khỏi tình yêu của Ngài. Tình yêu nầy bắt đầu từ Thượng Đế là Đấng không có khởi điểm và cuối điểm. Một người nào đo, một lần đã nói: “Thượng Đế là Thượng Đế, chánh yếu là vì tình yêu của Ngài.” Và Friedrich Bodelschwingh đưa ra thành ngữ nầy: “Không một ai trên đất nầy không được Thượng Đế yêu.”

Chính Thượng Đế phán rằng: “Ta đã yêu ngươi bằng một tình yêu vĩnh cửu.” (Jer. 31:3). Do đó, không một người nào trên thế gian không được Thượng Đế yêu. Thượng Đế yêu mọi người như nhau. Ngài không bao giờ yêu người nầy nhiều và người kia ít. St. Augustine đã giải bày thật đẹp rằng: “Thượng Đế yêu mọi người trong chúng ta như thể ngoài chúng ta không còn ai để Ngài có thể ban cho tình yêu của Ngài.”

Không ai có thể đứng trước Thượng Đế mà than phiền rằng mình không được Thượng Đế yêu. Tôi tin chắc rằng khi một người lạc lối trình diện trước ngôi Thượng Đế và thấy Chiên Con, thì họ sẽ kinh hoàng vì đã không chịu nhận tình yêu Ngài. Nếu trên thế gian chỉ có một tội nhân duy nhất, thì với tình yêu vô hạn của Ngài để cứu độ người đó, Thượng Đế vẫn thể hiện tình yêu trọn đầy trong Chúa Jesus như thể Ngài ban cho toàn thế giới.

Điều nầy đúng là quan điểm của Chúa Jesus muốn bày tỏ trong chuyện ngụ ngôn về con chiên thất lạc: Ai trong các ngươi, có 100 con chiên, một con trong chúng bị thất lạc, mà không để lại 99 con nơi hoang dã, và đi tìm con thất lạc cho tới khi tìm được nó? Khi đã tìm được nó thì người vui mừng vác nó trên vai mình. Và khi về đến nhà, thì người gọi bạn bè và hàng xóm đến rồi nói với họ: Hãy vui mừng với tôi vì tôi đã tìm lại được con chiên bị lạc. Cũng thể ấy, Ta nói cùng các ngươi rằng, trên trời cũng sẽ vui mừng đối với một tội nhân biết thống hối, còn hơn 99 người công chính mà không cần thống hối” (Luke 15:4-7).

Martin Luther mô tả tình yêu của Thượng Đế bằng những lời nầy: “Thượng Đế là một cái lò tình yêu nóng cháy rực rỡ từ trời đến thế gian.” Chúa Jesus: Độc Đáo, Bất Khả Sánh và Kỳ Diệu Trong Sự Tha Thứ của Ngài.

NHỮNG GÌ CHÚNG TA CẦN BIẾT VỀ TỘI LỖI

Tội lỗi nghĩa là mất đi dấu chỉ. Tội lỗi có thể định nghĩa như mọi điều nào không phù hợp với bản chất của Thượng Đế: mọi hành động, mọi khuynh hướng, và mọi trạng thái. Dòng giống loài người trở nên băng hoại qua hành động bất tuân của Adam. Tính chất nguyên thủy tuyệt hảo của con người đã bị hủy diệt hoàn toàn. Chỉ cần nhìn chung quanh chúng ta để thấy thế gian bị thoái hoá lớn lao thế nào? Tội lỗi hủy hoại tất cả trật tự xã hội trong nhân gian, do đó đã hủy hoại hôn nhân, gia đình, xã hội và quốc gia; điều nầy đã gây nên sự bất trung, lừa dối, hận thù, chiến tranh và sự chết. Thay vì cùng làm việc chung với nhau, bây giờ chúng ta làm việc chống nghịch nhau. Thù địch, xung đột, và chiến tranh ở mọi nơi. Kinh Thánh dạy rằng bản chất con người bại hoại đến độ họ không thể phát sinh một điều thiện nào” (Rom. 3:10-12).

 Hơn nữa, Kinh Thánh cũng dạy rằng con người bại hoại trong ý muốn (Rom. 1:28), trong tâm trí (II Cor. 4:4), trong lương tri (I Tim. 4:2), và họ bị mù quáng trong tấm lòng (Jer. 17:9) và trong hiểu biết (Eph. 4:18; II Cor. 4:3-4). Chúng ta hoàn toàn bại hoại đến độ chúng ta không trở thành phạm nhân qua những tội lỗi mà chúng ta đã vi phạm, nhưng chúng ta mắc tội vì chúng là tội nhân do bản chất. Mỗi một tội chúng ta vi phạm, dù trong tư tưởng, lời nói hay việc làm, đều được Thượng Đế kể như tội lỗi. (Còn tiếp Phần II trong kỳ tới)
Send comment
Your Name
Your email address
“Nầy, Ngài ngự đến trong những đám mây, mọi con mắt sẽ trông thấy Ngài, thậm chí những kẻ đã đâm Ngài, cùng hết thảy các dân tộc trên đất sẽ kêu khóc vì cớ Ngài. Thật vậy, Amen. Chúa phán: “Ta là Alpha và Omega, nguyên khởi và cuối cùng, là Đấng Toàn Lực hiện có, đã có, và sẽ đến” (Khải thị 1:7-8). Thánh Thi 89:6 cũng nói tiên tri về sự tái lâm của Ngài: “Bởi trên thiên thượng, ai có thể sánh với CHÚA? Ai trong những con trai của các thần có thể giống như CHÚA?” Chúa Jesus sẽ trở lại
Ngài August Winning, vị Tổng thống tiền nhiệm Đông Phổ (East Prussian), cũng là một nhà lãnh đạo công nhân có lương tâm, đã nói rằng: “Tôi đã rảo một vòng rộng lớn để tránh Đấng Christ, song lần hồi tôi đến gần Ngài hơn. Tôi đã thấy người đời ngày càng đắm chìm trong xấu xa, và tôi cũng không thấy một ngoại lệ. Không phải mọi người đều phạm tội hình sự, song mọi người đều có những ý tưởng, những ham muốn và những dục vọng trầm trọng không khác tội giết người.
Cái chết trong tháng Tư tại Iraq của ký gỉa Davis Bloom thuộc cơ quan truyền thông NBC là một cú xốc cho nhiều khán gỉa truyền hình Hoa kỳ. Đây là một nhân vật qua bộ phim truyền hình “Today,” hoặc qua Toà Bạch Ốc, thường xuyên có mặt tại phòng khách trong nhà chúng ta. Ông tường thuật các biến cố từ Bosnia, Somalia, Israel, Kuwait, Pakistan, cả đến hai cao ốc ở New York bị triệt hạ. Trong đám táng Bloom, các bạn hữu và cọng sự viên thân nhất của Ông, nói rằng Ông đã mang phiêu lưu, khôi hài và thiện cảm vào truyền hình. Bây giờ, Ông đột ngột biến mất.
Hơn 75 năm qua, Henry Luce muốn tìm một danh từ, vỏn vẹn một chữ, cho một tuần san tin tức, danh từ đó phải mô tả những biến cố đã xảy ra trong ngày. Ông đã chọn chữ “Thời.” Kinh Thánh dạy rằng: “Thời gian trong cuộc đời chúng ta là 70 năm” (Thánh Thi 90:10) . Thời gian là một nhiệm mầu. Chúng ta cảm biết thời gian trôi qua trong năng thức. Chúng ta đo lường thời gian diễn tiến bằng những cơ cụ chỉnh bị tinh vi. Chúng ta đánh dấu thời gian chóng bay, và chúng ta đọc được ký ức mà thời gian để lại phía sau. Song, một điều chúng ta không thể làm, là định nghĩa thời gian.
Kinh Thánh có hằng ngàn điều hứa cho chúng ta để cầu xin và áp dụng trong cuộc đời chúng ta. Tuy nhiên, một số người trong chúng ta sống như Thượng Đế chẳng hứa lời nào. Chúa Jesus phán: “Hỡi những kẻ rồ dại và lòng chậm tin” (Luke 24:25). Chúng ta đọc trong I Corinthians: “Chớ ai tự dối mình. Nếu người nào trong anh em tưởng mình khôn ngoan trong thiên hạ, thì hãy trở nên rồ dại, để mình có thể khôn ngoan.
Trong Mùa Giáng Sinh năm nay một người bạn gởi dến chúng tôi một bài thơ của một Thi sĩ mang tên Rumi. Điều 1ý thú là Rumi một tín đồ Hồi giáo Sufi từ thế kỷ 13, sanh ra và chết trong các miền đất ngày nay goi là Afghanistan và Turkey. (Islamic Sufi là một giáo phái mang nhiều ảnh hưởng và thấm nhuần Cứu thế giáo của Chúa Jesus). Bài thơ nầy đến đúng lúc chúng ta suy tư về ý nghĩa Giáng Sinh trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Chúng ta hãy nghe những lời thông sáng của một thi sĩ thời xưa, hầu có thể mở rộng những Cửa Sổ Tình Yêu của chúng ta.
Những người ngồi trên phi cơ và những người ngồi trên băng ghế nhà thờ có rất nhiều điểm giống nhau. Tât cả đều trên một hành trình. Hầu hết giữ tư cách tốt đẹp và lịch sự. Một số ngủ gà ngủ gật, một số khác đăm nhìn ra cửa sổ. Hầu hết, nếu không phải tất cả, thỏa lòng với một kinh nghiệm có thể đoán trước. Đối với nhiều người, dấu hiệu của một chuyến bay tốt đẹp và dấu hiệu của một buổi nhóm thờ phượng tốt đẹp giống nhau. Chúng ta thích nói: “Tốt đẹp.” – “Một chuyến bay tốt đẹp,” hay “Một buổi thờ phượng tốt đẹp.” Chúng ta đi ra cùng một lối chúng ta vào, và chúng ta vui vẻ trở lại kỳ tới.
Xin được hầu chuyện cùng Bạn về ngôi nhà của Bạn. Chúng ta hãy bước qua ngưỡng cửa và thử đi một vòng. Bạn biết, một người sáng suốt thường hay thực hiện một cuộc quan sát trong nhà – kiểm soát mái nhà bị dột, xem các vách bị cong và nền nhà bị nứt? Thử xem các tủ chén trong bếp của Bạn có dầy đủ không; và nhìn qua các quyển sách xếp trên kệ trong thư phòng của Bạn. Chi vậy? Bạn nghĩ rằng thật kỳ cục khi tôi muốn dòm ngó căn nhà của Bạn? Bạn đã nghĩ rằng tôi chỉ viết về các vấn đề thuộc linh? Đúng thế. Xin thứ lỗi, lẽ ra tôi phải nói rõ hơn. Tôi không nói về căn nhà hữu thể của Bạn bằng đá hay tre, gỗ hay tranh, song một căn nhà vô hình của Bạn bằng tư tưởng và chân lý, tín quyết và hy vọng.
Một ngày trong cuộc đời Đấng Christ. Cứ gọi đó là một tấm thảm rối loạn, một tạp ảnh ồn ào, trong đó những sợi chỉ vàng của chiến thắng đan lẩn với những sợi chỉ đen tả tơi của bi kịch. Cứ gọi đó là một tấu khúc tình cảm, một buổi hòa nhạc từ rạngđông- đến-hoàng-hôn của tuyệt điểm. Một phần nhạc phổ vang điệu hân hoan, phần kế tiếp thở than bi lụy. Trên một trang, toàn ban trổi điệu tôn thờ, trang kế tiếp Chúa Jesus độc diễn cô đơn vũ khúc.
heresa Briones là một hiền mẫu dễ thương. Bà cũng có một cú móc tay trái mạnh bạo, Bà đã dùng để đấm một phụ nữ trong một tiệm giặt tự động. Sao Bà phải làm thế? Một số nhóc con trêu chọc Alicia, con gái của Bà. Alicia hói tóc. Đầu gối viêm khớp. Mũi bẹp dí. Xương hông teo xọp. Thính giác nghễnh ngãng. Em có hình dạng của một cụ 70. Nhưng em chỉ mới lên 10. “Mẹ ơi,” Lũ nhóc kêu nhạo, “đến đây xem con quái vật!” Alicia chỉ nặng 22 cân Anh và thấp hơn hầu hết trẻ con lớp vườn trẻ. Em đau khổ vì chứng sớm lão hóa – một bệnh cằn cỗi di thể, chỉ một đứa mắc phải trong số 8 triệu trẻ con. Các nạn nhân lão hóa hy vọng sống được 20 năm. Chỉ có 15 trường hợp về bịnh nầy được biết trên thế giới.